ClockThứ Năm, 10/03/2016 19:02

A So hồi sinh

TTH - A So ở xã Đông Sơn, huyện A Lưới được biết đến là “vùng trắng” bởi chất độc hóa học dioxin. Vượt lên từ đổ nát và hậu quả nặng nề của chiến tranh, vùng đất này đang đổi thay nhanh chóng để bắt kịp với sự phát triển của A Lưới hôm nay.

Chứng tích

Sân bay A So được quân đội Mỹ xây dựng từ những năm 1960 nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của con đường chiến lược Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đông Sơn là hành lang của Đoàn vận tải 559 bộ đội Trường Sơn nên Mỹ ra sức tàn phá cung đường này. Trước thời cơ thuận lợi trên toàn chiến trường miền Nam, năm 1966, lực lượng chủ lực cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích đã tấn công đồn A Sầu, sân bay A So. Cả một vùng rộng lớn phía Nam huyện A Lưới được giải phóng. Chiến thắng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến vận tải chiến lược đường Hồ Chí Minh qua A Lưới.

Vấn đề quan tâm nhất là nước sạch cho bà con Đông Sơn đã được đầu tư với hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, xử lý đảm bảo trước khi cung cấp

Hòng xoay chuyển tình thế, tái chiếm lại vùng giải phóng, Mỹ đã rải chất độc màu da cam/dioxin, phát quang nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá vỡ thế trận chiến tranh Nhân dân. Theo tài liệu thống kê, từ tháng 8/1965 đến 12/1970, A Lưới có tới 256 vụ rải chất độc hóa học, với 3 chất chủ yếu là white, orange và blue. Trong đó, vùng A So, căn cứ quân sự cũ của Mỹ có hàm lượng dioxin trong đất cao nhất lên tới 879,85 pg/g (do là nơi chứa và rửa máy bay chở dioxin). Lượng chất độc ấy để lại hậu quả mãi đến sau này.

Đất “chết” hồi sinh

Sau ngày hoà bình, bắt tay vào xây dựng phát triển quê hương, cấp uỷ và chính quyền xã Đông Sơn nỗ lực không ngừng cho sự đổi thay của vùng đất. Anh A Viết Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: “Vốn là vùng đất không một cây gì có thể sống nổi, thì nay, gần 100% hộ dân của Đông Sơn đã khá lên nhờ trồng rừng kinh tế...”.

Đoàn viên thanh niên huyện A Lưới hỗ trợ đồng bào Đông Sơn cải tạo vườn tạp, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình

Chở tôi trên chiếc xe máy đời mới, Chủ tịch A Viết Minh đưa tôi đi thăm các vùng rừng trồng, các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường vào khu chứng tích A So... Anh Minh tâm sự: “Nếu như trước đây, Đông Sơn là xã có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo đói chiếm khá cao, thì từ khi có chủ trương phát triển rừng trồng kinh tế và chăn nuôi gia súc, nhiều hộ khó khăn ở đây không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn vươn lên khá giả trên chính mảnh đất biên cương này”.

Dừng chân tại một cánh rừng keo bạt ngàn khoảng 30ha, anh Minh giới thiệu: “Cứ 1ha keo lai này, khi thu hoạch sẽ đem lại 70-80 triệu đồng cho người trồng”. Anh Lê Hữu Hường, chủ nhân của cánh rừng, bảo: “Từ khi có chủ trương của xã về phát triển rừng kinh tế, tôi quyết định trồng thử vài ha keo lai. Đến kỳ thu hoạch, thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, thế là tôi tích lũy đầu tư phát triển dần những cánh rừng này. Sau khi tôi trồng, người dân cùng làm theo”. Anh Minh thông tin thêm: “Hiện tại, gần 100% số hộ trong xã có đất trồng rừng kinh tế, bình quân mỗi hộ trồng 2-3ha, nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực lâm nghiệp. Địa phương đang phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng trong năm 2016 này; đồng thời, tập trung các nguồn vốn phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% mỗi năm”.

Theo A So, thống kê đã có nhiều hộ nuôi hơn 10 con bò, có hộ làm chủ vài chục ha rừng, rất nhiều hộ biết tích lũy vốn từ trồng rừng, chăn nuôi để phát triển thêm sản xuất, kinh doanh... Anh Trần Quang, người dưới xuôi lên vùng đất này mở cửa hàng buôn bán lập nghiệp, chia sẻ: “Gia đình tôi đầu tư mở hàng quán kinh doanh nhờ nguồn vốn tích lũy từ chăn nuôi và trồng rừng. Có thêm hàng quán kinh doanh, thu nhập của gia đình khá hơn nhiều...”.

A So hôm nay đã hồi sinh nhờ các chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn của Nhà nước giúp bà con dân tộc phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế. Hệ thống điện chiếu sáng, đường giao thông đã về với bà con tận bản làng xa xôi. Mạng lưới y tế, giáo dục không ngừng được nâng cấp, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao... Già làng Ngọc Hữu Đa, ở thôn Loah, bày tỏ: “Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư các Chương trình 135, chương trình xóa nhà tạm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật sản xuất nên Đông Sơn phát triển rõ rệt, đời sống bà con đã khá lên rất nhiều…”.

Đề án “Khu chứng tích chiến tranh hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chọn A Lưới, trọng tâm là khu vực sân bay A So - Đông Sơn làm nơi xây dựng chứng tích chiến tranh hóa học. Theo đó, sẽ có một khu di, chứng tích tái hiện lịch sử chiến tranh hóa học Mỹ tiến hành ở Việt Nam đặt tại sân bay A So, khu vực thiên nhiên bị tàn phá và vùng đối chứng, khu tổ hợp trung tâm đặt tại ngã ba Bốt Đỏ và trung tâm chẩn đoán, điều trị cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top