ClockThứ Tư, 21/09/2011 16:55

“Âm nhạc đường phố”

TTH - Khởi nguồn từ Festival Huế 2000, âm nhạc đường phố bắt đầu xuất hiện với 02 ban nhạc biểu diễn 2 dòng nhạc flamenco, pop tại Nhà kèn (Công viên 3 tháng 2) và đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Ấn tượng để lại lớn nhất là du khách và người dân đến xem biểu diễn rất đông.

Không có truyền thống văn hóa biểu diễn âm nhạc đường phố như một số nước Âu Mỹ. Tuy nhiên, khi loại hình này xuất hiện ở Việt Nam nói chung, Huế nói riêng thì ngay lập tức đã nhận được nhiều cảm tình của đông đảo khán giả. Đây là điều kiện thuận lợi để Huế duy trì và phát triển loại hình âm nhạc này, qua đó, vừa giúp những người chơi nhạc trải nghiệm, đồng thời tạo nên hoạt động giải trí phục vụ người dân cũng như khách du lịch, trong điều kiện Huế đang thiếu nhiều sân chơi giải trí cộng đồng.

Sức hút của “Âm nhạc đường phố” ở Huế

Khởi nguồn từ Festival Huế 2000, âm nhạc đường phố bắt đầu xuất hiện với 02 ban nhạc biểu diễn 2 dòng nhạc flamenco, pop tại Nhà kèn (Công viên 3 tháng 2) và đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Ấn tượng để lại lớn nhất là du khách và người dân đến xem biểu diễn rất đông.  

Nhạc sĩ Lê Phùng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, người khởi xướng và đứng ra tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố nhớ lại: “Ấn tượng từ những lần sang Pháp chứng kiến những nhóm nhạc, ban nhạc chơi nhạc trên đường phố rất hay, thu hút đông đảo du khách khắp nơi đến xem và cổ vũ. Trở về nước, nhân sự kiện Festival Huế 2000, tôi đã đề xuất với Ban Tổ chức tổ chức sự kiện âm nhạc này và đã được ủng hộ ngay. Không ngờ đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Từ sự thành công này, âm nhạc đường phố đã chính thức góp mặt trong chương trình của mỗi kỳ Festival Huế và đều nhận được sự ủng hộ rất lớn của khán giả”.
 
Đánh giá về hoạt động âm nhạc đường phố ở Huế, nhiều người dân cho rằng:
 
“Hoạt động âm nhạc đường phố rất hấp dẫn, cuốn hút người xem, bởi các buổi diễn âm nhạc đường phố không mang màu sắc trình diễn quá chuyên nghiệp, không có những sân khấu quá xa cách với những trang trí rườm rà mà thay vào đó, nhạc sĩ và khán giả sẽ ở gần nhau, giao lưu và chia sẻ về tất cả những gì liên quan đến âm nhạc. Tiếc là chỉ biểu diễn vào thời điểm Festival Huế mà không được duy trì thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thưởng thức cho người dân cũng như tạo ra sản phẩm hoạt động du lịch mới lạ cho du khách”.
 
Nhằm khơi dậy loại hình biểu diễn âm nhạc mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn này, vừa qua, 02 đơn vị, đó là Khoa Giao hưởng (Học viện Âm nhạc Huế) trình tấu những ca khúc qua dàn kèn vào chiều thứ bảy hàng tuần tại Nhà Kèn; Khách sạn Celadon tổ chức biểu diễn nghệ thuật do các nghệ sỹ đến từ nước ngoài đảm trách tại tiền sảnh khách sạn vào mỗi chiều chủ nhật đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức. Trò chuyện với chúng tôi, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Ban, Trưởng dàn Nhạc kèn cho biết, việc ban nhạc biểu diễn tại đây vừa tạo thêm vẻ đẹp cho thành phố du lịch, vừa là dịp để sinh viên Học viện Âm nhạc Huế rèn luyện kỹ năng chơi nhạc và khả năng biểu diễn trước công chúng. Còn lãnh đạo khách sạn Celedon thì cho rằng, mục đích của những buổi chơi nhạc như thế chỉ mong tạo thêm một không khí âm nhạc vui tươi cho thành phố du lịch xinh đẹp này.
 

Âm nhạc trên đường phố Nguyễn Đình Chiểu trong Festival Huế. Ảnh: Diên Thống

 
Sẽ là món ăn tinh thần hấp dẫn du khách
 
“Huế không thiếu những nhạc công, nghệ sỹ biểu diễn chuyên nghiệp, cũng không thiếu cách thức tổ chức, biểu diễn loại hình âm nhạc đường phố. Vấn đề ở chỗ là tỉnh cần có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để cho hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn”, đó là ý kiến của nhiều nhạc sỹ, ca sỹ khi nói với chúng tôi về việc tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố.
 
Ý kiến này hoàn toàn chính xác, bởi Huế có một tiềm năng và thế mạnh rất lớn về đội ngũ những người làm nghệ thuật. Họ là những giảng viên, nghệ sỹ, sinh viên ở Học viện Âm nhạc Huế, Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Khoa nhạc Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh… Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong việc tổ chức thường xuyên các buổi biểu diễn âm nhạc đường phố với nhiều sắc thái âm nhạc khác nhau. Tuy nhiên, đến nay, việc tổ chức hoạt động âm nhạc mang tính cộng đồng này chưa được phát triển rộng rãi ở Huế.

Biểu diễn âm nhạc tại Nhà Kèn vào mỗi chiều thứ bảy của Học viện Âm nhạc Huế. Ảnh: Diên Thống

Việc Khoa Giao hưởng của Học Viên Âm nhạc Huế hay Khách sạn Celadon đứng ra tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố là điều đáng ghi nhận, giúp cho Huế có thêm sân chơi âm nhạc mới vừa kịp thời phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân vừa phục vụ du khách khi đến Huế tham quan du lịch.
 
Hiệu quả trong việc tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố đã rõ, trong điều kiện các đơn vị này vẫn còn đủ khả năng tổ chức biểu diễn, nhưng về lâu dài, tỉnh cần có định hướng rõ nét cho hoạt động này, đó là không còn chỉ gói gọn trong phạm vi chương trình Festival Huế mà sẽ tổ chức thường xuyên hơn vào các buổi chiều cuối tuần và xem đây như là một sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn du khách khi đến Huế. Tuy nhiên, để việc tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố thường xuyên, đảm bảo chất lượng đề ra thì nhất thiết phải giao trách nhiệm cho một đơn vị, tổ chức nào đó có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức hoạt động âm nhạc lý thú này.

Hoàng Trọng Bửu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Đón Tết muộn

Dịp tết Nguyên đán, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để mang đến cho mọi người không khí vui tươi của năm mới; trong đó, không thể không nói đến sự cống hiến của các nghệ sĩ. Biểu diễn xuyên Tết phục vụ khán giả, năm nào họ cũng đón Tết muộn.

Đón Tết muộn
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top