Thế giới

APEC ra mắt Trung tâm thông tin về đi lại quốc tế

ClockThứ Sáu, 18/11/2022 07:38
TTH.VN - Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa ra mắt một cổng thông tin một cửa, nhằm cung cấp bản tóm tắt cấp cao về thông tin đi lại quốc tế trong khu vực.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tập trung nhiều chủ đề liên quan đến phục hồi kinh tế sau đại dịchAPEC kêu gọi phát triển công cụ quốc tế mới

Du khách tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Quyết định ra mắt này được công bố trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 29, diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan từ ngày 14-19/11.

Bà Pongsadhorn Pokpermdee, Chủ tịch Nhóm Công tác Y tế APEC, người giám sát sáng kiến ​​nói trên cho biết: “Một trong những trọng tâm của Thái Lan trong năm nay là khôi phục kết nối bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, bằng cách thúc đẩy nỗ lực nối lại hoạt động đi lại xuyên biên giới an toàn trên khắp khu vực APEC, phục hồi du lịch, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và tăng cường đầu tư vào an ninh y tế”

Mặc dù cổng thông tin này tập trung chủ yếu vào du lịch và lữ hành, cổng thông tin cũng sẽ cung cấp thông tin về các biện pháp liên quan đến y tế… Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự hợp tác chéo giữa các cơ quan ở các nền kinh tế khu vực trong việc quản lý đại dịch, hay bất kỳ cú sốc nào, bà Pongsadhorn Pokpermdee nói thêm.

Cổng thông tin có thể được truy cập tại địa chỉ https://safepassage.apec.org, được xây dựng với mục đích cung cấp các giải thích đơn giản về những quy định đi lại, cũng như khai thác nguồn thông tin chính thức từ các nền kinh tế thành viên tham gia

Trong một nhận định liên quan, ông Cherdchai Chaivaivid, Chủ tịch Nhóm đặc nhiệm Đi lại An toàn APEC cho rằng: “Ngay cả khi chúng ta mở cửa trở lại biên giới và nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, vẫn còn một số biện pháp đang được áp dụng liên quan đến COVID-19, cho dù đó là khai báo y tế, bắt buộc đeo khẩu trang, hay xuất trình chứng nhận tiêm vaccine”.

Được biết, APEC đã thành lập Nhóm đặc nhiệm Đi lại An toàn trong năm Chủ tịch APEC của Thái Lan, nhằm phát triển và thực hiện các sáng kiến ​​về đi lại an toàn, bao gồm cả những sáng kiến ​​liên quan đến các chứng nhận tiêm chủng.

Trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đi lại trên khắp thế giới được nới lỏng, nhóm đặc nhiệm này đang tập trung vào khả năng kết nối, cũng như cách để đảm bảo các biên giới luôn được mở cửa trong trường hợp xảy ra những cú sốc trong tương lai, hoặc một đại dịch khác.

“Một trung tâm thông tin rõ ràng, đơn giản và có sự phối hợp sẽ hỗ trợ du khách lựa chọn những con đường đi lại khác nhau trong khu vực. Họ có thể tham khảo cổng thông tin này khi lên kế hoạch cho các chuyến đi trên khắp khu vực APEC… Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đi lại, và chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều nền kinh tế tham gia vào sáng kiến​​này”, ông Cherdchai Chaivaivid nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Apec.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top