Thế giới

FAO: Biến châu Á - Thái Bình Dương trở nên năng động, giàu có và tốt đẹp hơn

ClockThứ Tư, 14/02/2024 20:13
TTH.VN - Tất cả chúng ta đều biết rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn, sự thay đổi này thể hiện rõ nhất.

FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 1 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm quaFAO cần 1,8 tỷ USD để hỗ trợ cuộc sống và sinh kế cho 43 triệu người trong năm 2024FAO: Các hệ thống nông sản thực phẩm toàn cầu là giải pháp khí hậuFAO: Thỏa thuận Biển Đen sụp đổ làm tăng giá lương thực toàn cầu tháng 7FAO: Giá lương thực thế giới tăng lần đầu tiên trong năm

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần chung tay phát triển bền vững và thịnh vượng hơn. Ảnh minh họa: WB/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Trong 20 năm qua, nền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực đã thoát khỏi nhóm “kém phát triển nhất” và chuyển sang trạng thái “thu nhập trung bình”.

Tuy nhiên, những thay đổi tích cực giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, khỏe mạnh hơn và thịnh vượng hơn lại không đồng thời diễn ra ở tất cả các quốc gia, thậm chí không công bằng ở các nước đó.

Một mặt, châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực có 3 trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những nước này và các quốc gia khác trong khu vực giúp cung cấp lương thực cho phần lớn phần còn lại của thế giới, gồm phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo và ngành protein đang phát triển nhanh chóng đều diễn ra ở đây.

Mặt khác, nạn đói vẫn còn phổ biến ở một số nơi trong khu vực. Trên thực tế, có hơn 371 triệu người bị suy dinh dưỡng ở châu Á - Thái Bình Dương, tương đương với một nửa tổng số người suy dinh dưỡng trên toàn thế giới. Cùng với đó, gần 2 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Mặc dù khu vực đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể, song nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải đối với nhiều gia đình. Trong khi đó, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại giữa và trong các quốc gia, giữa nam và nữ, giữa thanh niên và giữa người dân bản địa cũng như giữa thành thị và nông thôn.

Để giải quyết những thách thức này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) đang ngày càng nỗ lực thúc đẩy khoa học và đổi mới, bao gồm các công nghệ mới, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật số, được phát triển ở cả khu vực công và tư nhân, thông qua 4 ưu tiên khu vực được thiết kế để thực hiện Bốn điều tốt hơn (Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt đẹp hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau).

Trong đó, ưu tiên hàng đầu của FAO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chuyển đổi các hệ thống nông sản thực phẩm của khu vực trở nên hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn, với chế độ ăn uống lành mạnh cùng giá cả phải chăng hơn. Tăng cường sản xuất nông nghiệp là điều tối quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, nhưng nó cần phải được diễn ra trong một quy trình thân thiện với khí hậu.

Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia đang hỗ trợ các nước tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi khí hậu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp Carbon thấp, hiện đại hóa hệ thống hạt giống, thực hiện quản lý canh tác tổng hợp, kiểm soát sâu bệnh xuyên biên giới, kết hợp với phổ biến cách thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và chuyển giao công nghệ cho các hộ sản xuất nhỏ và gia đình nông dân. Ngoài ra, tổ chức cũng đang đẩy mạnh việc tăng cường số hóa và cơ giới hóa trong các cộng đồng địa phương.

Ưu tiên thứ hai trong khu vực là đẩy nhanh tiến độ quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững để bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy hành động vì khí hậu. FAO hiện đang dẫn đầu nỗ lực phát triển hệ thống phân tích và công cụ mới để hỗ trợ thiết kế và cải thiện mục tiêu đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm.

Ở châu Á Thái Bình Dương, FAO đang hỗ trợ các nước xây dựng chiến lược và phát triển các đề xuất nhằm tiếp cận nguồn tài chính khí hậu và đạt được tham vọng về khí hậu trong các hệ thống nông sản thực phẩm và phát triển nông thôn.

Ưu tiên thứ ba là hỗ trợ chuyển đổi nông thôn toàn diện để đạt được các hội nông thôn công bằng thông qua tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và hỗ trợ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhằm giảm bất bình đẳng, không để quốc gia và người nào bị bỏ lại phía sau. Sáng kiến 1.000 ngôi làng kỹ thuật số, Sáng kiến chung tay và Sáng kiến Một quốc gia Một sản phẩm ưu tiên của FAO thúc đẩy sinh kế bền vững và thu nhập khá ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của phụ nữ và thanh niên vào quá trình chuyển đổi hệ thống nông sản.

Ưu tiên thứ tư nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bối cảnh đặc biệt của các Quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ (SIDS) trong khu vực. Tại FAO, hợp tác được thực hiện với SIDS để triển khai các hành động phòng ngừa trước nhiều nguy hiểm và rủi ro, đồng thời khởi xướng quá trình dẫn đến việc xây dựng kế hoạch hành động Thái Bình Dương về lồng ghép đa dạng sinh học trong các ngành nông nghiệp (2024 - 2030). Kế hoạch này rất quan trọng trong việc mang lại sự bền vững và khả năng phục hồi cho nông nghiệp và các tài nguyên thiên nhiên như đất và nước.

Khi thực hiện các ưu tiên này, FAO đang tăng tốc và nhân rộng các kết quả hữu hình và có trách nhiệm trên thực tế thông qua việc triển khai Khung chiến lược FAO 2022 – 2031 và các chiến lược liên quan.

Ở châu Á - Thái Bình Dương, các nước đang được hỗ trợ để thúc đẩy các kế hoạch đầu tư phù hợp nhằm giảm nghèo, bao gồm bảo trợ xã hội; chống thất thoát, lãng phí lương thực và tiết kiệm nước; cũng như xây dựng năng lực thích ứng để đáp ứng nhu cầu của quốc gia và khu vực.

Những tiến bộ này và hơn thế nữa sẽ tạo thành cơ sở cho phần lớn các cuộc thảo luận tại phiên họp thứ 37 của Hội nghị Bộ trưởng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FAO, dự kiến diễn ra từ ngày 19 - 22/2 tới.

Nhìn chung, những thay đổi cần thiết vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với ý chí và cam kết chính trị mạnh mẽ, cũng như các chính sách thuận lợi, đầu tư đầy đủ và các mô hình kinh doanh đổi mới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tạo ra những thay đổi cần thiết và truyền cảm hứng cho toàn thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Return to top