ClockChủ Nhật, 24/10/2021 11:41

Bài học về sự cẩn trọng

Đứng ra nhận trách nhiệm khi có những thông tin phản hồi về nguồn gốc chưa rõ ràng của những họa tiết trên vải thổ cẩm ngay sau ngày ra mắt vào ngày 10/10 vừa qua, nhất là khi những họa tiết này lại được in trên vải gấm của Trung Quốc - có vẻ như Hãng giày Biti’s đã khôn ngoan khi lựa chọn một cách ứng xử cần thiết để vượt qua khủng hoảng truyền thông. Ít nhất thì cũng làm người tiêu dùng đằm lòng lại và bớt đi được một lượng “gạch đá” đáng kể.

Là chúng tôi đang đề cập đến “Cảm hứng tự hào miền Trung - Hoa trong đá” - tên gọi của bộ sưu tập nằm trong dự án Biti’s Hunter Street Blooming’ Central. “Bất ngờ” là trạng thái mà thông báo chính thức Biti’s Hunter gọi tên khi những hoa văn trong thổ cẩm Tây Nguyên được chọn đã được chỉ ra là từ họa tiết hoa văn chân chó trong thổ cẩm của người Chăm. Nhưng điều dễ gây phản ứng nhất chính là việc đặt những họa tiết ấy lên một chất liệu rẻ tiền, có sẵn và được bán rất nhiều trên Taobao (trang thương mại điện tử bán lẻ của tập đoàn Alibaba). Mặc dù Biti’s Hunter lý giải rằng, trong bối cảnh ngành công nghiệp phụ trợ cho giày dép trong nước còn nhiều hạn chế, họ đã cố gắng nhưng chưa tìm được nhà cung cấp trong nước có vải dệt phù hợp. Điều này càng khó khăn hơn trong những tác động của đại dịch COVID-19.

Sẽ rất khó thông cảm nếu lấy khách quan phủ lấp chủ quan. Hãng giày Biti’s không mắc nhiều ở lỗi này, dù vẫn dựa một phần vào đó để nói về căn nguyên. Bài học về sự cẩn trọng thứ nhất, đó là không được dùng một sản phẩm ngoại lai nào khi xây dựng một dự án dựa trên những ứng dụng của bản sắc văn hóa dân tộc. Phải hội tụ được những điều kiện cần và đủ, hay nói một cách khác là chọn đúng “điểm rơi” khi muốn ra mắt một bộ sưu tập nào đó là bài học thứ hai về sự cẩn trọng. Điều rõ ràng khác nữa là khi thiết kế bất cứ một sản phẩm ứng dụng nào dựa trên một cảm hứng văn hóa dân tộc, vùng miền, đội ngũ sáng tạo phải tìm tòi, nghiên cứu và tham chiếu rất nhiều tư liệu để “gọi” được hồn cốt mà cảm hứng của họ muốn vươn tới và gọi tên.

Khi thiếu nền tảng, hoặc không định vị được tác động của một sản phẩm dù đặt vào đó rất nhiều mong muốn, giá trị của một thương hiệu có thể đổ vỡ nếu không đánh giá được những tác động, nhất về truyền thông. Đó là hiệu ứng domino trong bối cảnh hiện tại, khi mà tin tức dễ loang nhanh và xa trên các nền tảng xã hội. Điều này có thể được nhìn từ Biti’s nhưng không chỉ có Biti’s.

Tôi cho rằng, bằng tinh thần cầu thị, lắng nghe để hoàn thiện mình; kịp thời đứng ra xin lỗi và nhận trách nhiệm về một sai sót “đáng thất vọng, cần phải nghiêm túc và chú tâm hơn”, đồng thời nêu rõ mong muốn lan tỏa được những giá trị tốt đẹp của Việt Nam ra thế giới, có hướng khắc phục xung quanh việc tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu sản xuất trong dòng #ProudlyMadeinVietnam, thay thế chất liệu vải gấm (lần này lấy cảm hứng từ văn hóa nghệ thuật Huế), Biti’s đã có ngay bài học về sự cẩn trọng để thoát được sự khủng hoảng mà nhiều thương hiệu trước vấp phải.

HOÀNG MAI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top