ClockThứ Bảy, 06/03/2021 12:52

Ai là chủ hôn?!!

TTH - Đám cưới đứa cháu, do “thiếu kinh nghiệm” lại cảm thấy không được tự tin trước đám đông, anh chị tôi nhờ một người cậu đứng ra làm chủ hôn giúp. Tất nhiên cũng chẳng có gì phức tạp khó khăn, ông cậu vui vẻ nhận lời và cùng gia đình bàn, thống nhất “kịch bản” cho ngày đại sự của cháu diễn ra suôn sẻ.

Cưới xin cũng cần “cải tiến”

Nhóm phim ảnh “tưng bừng” tại một tiệc cưới

Ngày cưới rồi cũng đến. Theo kịch bản đã thống nhất thì cứ “như vầy… như vậy…” mà tuần tự tiến hành. Nhưng rồi… sự đời lại không hề đơn giản. Khi hai họ còn chưa kịp “xáp nhau” thì đoàn quay phim nhiếp ảnh đã alaxô tiến công làm chủ “hôn trường”. Họ chạy tới chạy lui, chạy lên chạy xuống, hò hét bà này đứng thế này, ông kia đứng thế nọ, hương thắp rồi, khấn rồi nhưng chưa “có lệnh” là chưa được cắm… nói chung là búi xua. Tôi thấy thái dương của ông chủ hôn đã giần giật có vẻ bức xúc lắm, nhưng có lẽ nghĩ ngày vui của cháu, nên ông nghiến răng kìm lại cơn giận đang chờ chực muốn tuôn tràn…

Ngày cưới rồi cũng xong, trên đường chung xe trở về nhà, ông chủ hôn mới bực bội chia sẻ với mọi người chung quanh: Cưới xin là chuyện trọng đại của nhà người ta, cáo tơ hồng, yết gia tiên, 2 gia đình giao ngôn thưa gửi…đều là nghi lễ thiêng liêng, ai cho phép người ngoài cứ xen vào mà “vọc”?!!

Quay phim chụp ảnh là người được thuê tới để ghi lại hình ảnh sự kiện cho người ta làm kỷ niệm. Lễ lạt người ta thế nào, anh có thể trao đổi, hướng dẫn trước, còn khi đã vào lễ thì phải tuyệt đối giữ nghiêm trang cho gia chủ. Sau lễ, anh lại có thể đạo diễn cho cô dâu chú rể sao sao đó thì tùy thích. Cái tài của anh là làm sao đó nghi thức lễ lạt như vậy, không gian như vậy, bối cảnh như vậy mà anh vẫn có được cho khách hàng những khuôn hình đẹp, những thước phim đẹp, cái ấy mới ăn tiền. Chứ quay phim chụp ảnh không biết phận của mình, cứ nhầm mình với… chủ hôn, cứ xen ngang mà “vọc” lung tung như vậy, có ngày người ta rượt cho mà chạy rớt máy!

Trực tiếp tham gia và chứng kiến, tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm và nỗi bực bội của ông. Nhớ trước đây khi ông cụ nhà tôi còn sống, hôm đám cưới một người chị, lúc khách phương đang lũ lượt đến, cô dâu chú rể không lo chào hỏi đón tiếp mà vẫn say sưa ảnh iếc, ông cụ nhà tôi đã quát cho một mách khiến cả hai xanh mặt. Bây giờ nhắc lại, nó như một kỷ niệm vui, ai cũng cười và cho rằng cụ đúng, chứ không ai bảo rằng cụ lỗi thời, khó tính.

Chợt nghĩ, “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, mấy anh chàng quay phim thiếu ý tứ thời nay, rồi cũng sẽ có ngày gặp gia chủ “khó tính”, họ rượt cho mà “chạy rớt máy” như ông chủ hôn đám cưới cháu tôi vừa dự báo.

THƯỢNG BÍCH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghề MC ở làng

Tôi vẫn hay đùa với mấy đứa bạn ở quê: “Làng mình có mạch đất làm MC. Hay thiệt, về dự đám cưới thấy mấy đứa bây ai làm MC cũng hay cả!”. Đùa mà thiệt, tính sơ sơ số người làm MC trong làng tôi phải vài chục, từ thầy giáo các trường cấp 3, cấp 2, tiểu học rồi cán bộ ủy ban xã, mấy bạn sinh viên ra trường chưa có việc làm, hay như thằng bạn tôi chuyên làm nghề MC đám cưới chỉ để vui…

Nghề MC ở làng
Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cách

Cuối tháng 9/2021, khi tình hình dịch cơ bản được kiểm soát, việc nới lỏng giãn cách cho phép hoạt động cưới xin trở lại. Các thợ ảnh vui mừng trở lại với công việc sau thời gian dài ngóng trông. Nhiều dịch vụ đi cùng cũng chung niềm vui đó.

Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cách
Hiếu, hỉ... online

Đám cưới tổ chức online từ xa, tương tự đám tang con cháu không thể về để tiễn biệt lần cuối… đó là những câu chuyện chỉ có ở mùa dịch COVID-19. Người dân cả nước nói chung và bà con Thừa Thiên Huế xa quê nói riêng, đang phải đối mặt trước những xáo trộn của dịch bệnh và hy vọng rồi đây mọi thứ sẽ bình yên trở lại.

Hiếu, hỉ  online
Return to top