ClockThứ Hai, 03/02/2020 14:19

Biết cách giáo dục, trẻ sẽ là "cánh hoa thơm" giữa đời

TTH - Chúng ta than phiền về tình trạng học sinh hư, tuổi trẻ sống vô cảm, kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đừng quá bi quan khi nghĩ về tuổi trẻ. Mầm sống yêu thương bao giờ cũng đâm chồi nảy lộc ở trong thế giới tâm hồn của các em.

Nước nào nuôi dạy trẻ tốt nhất thế giới?“Trẻ em - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”

Nếu được thường xuyên giáo dục, uốn nắn, trẻ sẽ trở thành người có ích (ảnh minh họa). Ảnh: L.Đ 

Còn nhớ buổi chào cờ sáng thứ 2 (18/11) ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đến tham dự, tặng hoa chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam; cùng với đó là món quà dành tặng cho thầy và trò đó là một buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống “Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô” do cố vấn cấp cao Nguyễn Thành Nhân diễn thuyết. Những câu chuyện kể của thầy Nhân hôm đó đã làm lay động nhiều trái tim bạn trẻ bởi tính nhân văn và sự gần gũi của nó. Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt của các em, những giọt nước mắt lăn dài trên má, có em khóc nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự biết ơn, sự hối lỗi… Chứng kiến niềm xúc động đó, tôi thầm nghĩ đừng đổ lỗi cho tuổi trẻ hôm nay vô cảm.

Một trong những cách giáo dục có hiệu quả nhất là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lời nói phải đi đôi với việc làm, hành động cụ thể. Nghĩa là không chỉ rao giảng, tuyên truyền bài học tình thương bằng lý thuyết sách vở, giáo viên cần linh hoạt, chịu khó tổ chức cho học sinh tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhân đạo khác nhau. Chính các em là nhân vật chính trong các hoạt động đó. Thay vì ngồi trong phòng, trong lớp, chúng ta có thể cho học sinh thâm nhập, trải nghiệm thực tế sống động bằng nhiều việc làm khác nhau trong cuộc sống.

Ở Trường tiểu học Phường Đúc (Huế), phong trào nuôi heo đất được phát động hằng năm. Mỗi lớp đều có một con heo đất và những ngày giáp tết heo đất được mổ ra và những món quà tình thương đến với trẻ em nghèo vùng cao, vùng sâu. Hay ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, thầy trò bao giờ cũng có chuyến hoạt động nhân đạo ở A Lưới trước Tết Nguyên đán; mỗi chi đoàn tìm đến một địa chỉ gia đình khó khăn trên địa bàn thành phố để sẻ chia, giúp đỡ. Các em đến với hoạt động nhân đạo một cách tình nguyện bằng niềm yêu thương chân thành.

Trong một lần kiểm tra môn ngữ văn ở lớp 9, tôi ra đề: Về một hình ảnh, một việc làm, một hiện tượng nào đó diễn ra hằng ngày quanh phố phường khiến em phải suy nghĩ? Quỳnh Như viết về bài học tình người từ lòng yêu thương của bà với chị bán hàng rong. Phương Hà thì trăn trở với tình trạng vứt rác bên cạnh thùng rác của không ít người dân thành phố. Quỳnh Trang tỏ ra xót thương khi nhìn những đứa trẻ mưu sinh trên đống rác. Công Hiếu thì thương vô cùng bác sửa xe đạp trong chiếc áo mưa bên lề đường… Đọc bài của các em tôi nhận ra biết bao cảm xúc yêu thương, những rung động tinh tế trước khoảnh khắc cuộc sống, tình cảm chân thực của những trái tim trẻ…

Còn nhớ, giáp tết năm trước, tôi dẫn các em học sinh lớp 10 chuyên văn Quốc Học đến thăm và tặng quà cho chị Trần Thị Chạy ở tổ 5, khu vực 10 phường An Tây. Chị Chạy bị tai nạn, mất sức lao động, chồng thì bệnh tật, 2 con còn ở tuổi ăn học. Chia sẻ với hoàn cảnh của chị trong ngôi nhà tạm bợ che nắng, che mưa, nhiều học sinh của tôi không cầm được nước mắt. Và một ngày cuối năm tôi lại tổ chức cho các em  đến thăm hỏi, giao lưu với trẻ mồ côi, khuyết tật đang được các sơ chăm sóc, nuôi dưỡng ở Mái ấm hy vọng Cộng đồng Mến thánh giá ở 560 Bùi Thị Xuân - Huế. Được tận mắt nhìn thấy những trẻ em bất hạnh, được nghe các sơ ở đây kể về hoàn cảnh của các em, nhiều học sinh thật sự xúc động và rơi nước mắt.

Xin đừng vội gán cho các em chứng này, tật nọ, bệnh kia… Nếu chúng ta biết cách giáo dục, uốn nắn và định hướng kịp thời thì chắc chắn những mầm xanh kia sẽ là hoa thơm, quả ngọt, tỏa hương giữa cuộc đời.                                                                                     

Bài, ảnh: Văn Toản

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Return to top