ClockThứ Năm, 17/02/2022 13:15

Bình thường mới, nhưng đừng bình thường quá

TTH - Dịch bệnh đang bùng phát mạnh, số ca nhiễm trong cộng đồng không ngừng tăng, nhưng đa số người dân nhờ được tiêm vắc-xin 2-3 mũi nên khi mắc COVID-19 các biểu hiện cũng bị nhẹ, không quá lo ngại. Nhưng cũng chính vì thế, nhiều người lại thiếu ý thức, khi biết mình nhiễm bệnh mà vẫn ngang nhiên tung tăng và vô tư “truyền bệnh” cho người khác.

Hương Thủy: Đẩy mạnh thích ứng trong giai đoạn bình thường mớiCuộc sống đã bình thường!

 Đa số người dân vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch (ảnh minh họa). 

Cách đây không lâu ở xóm tôi có trường hợp F1 (cứng) được gắn biển cách ly tại nhà (khi dịch đang căng thẳng, F1 vẫn phải cách ly nghiêm ngặt) vẫn đi chợ đều đặn mỗi ngày, khiến tổ trưởng dân phố phải đến tận cổng để nhắc nhở. Nhưng cũng may sao trường hợp F1 đó không bị nhiễm bệnh, chứ không thì không biết bao nhiêu người mắc vạ vì sự thiếu ý thức đó. Mới đây, xóm tôi lại có F0 tự cách ly tại nhà. Việc F0 xung quanh mình là điều không có gì lạ nữa. Đáng nói là ông hàng xóm mắc COVID-19 được cơ quan cho nghỉ làm, tự cách ly ở nhà nhưng vẫn đều đặn đi uống cà phê, ăn sáng vào mỗi buổi sáng.

Những trường hợp tôi kể trên đều là những cán bộ, công chức, không phải họ không biết hậu quả của việc nhiễm bệnh. Có lẽ họ ỷ mình trẻ, khỏe mạnh, đã được tiêm đủ ba liều vắc-xin thì COVID-19 không “làm khó” được mà không nghĩ cho những người khác. Những người lớn tuổi, có bệnh nền mà vô tình “va" phải những người vô ý thức như họ thì không biết hậu quả ra sao.

Hiện nay, COVID-19 đã xâm nhập tràn lan ở các vùng quê, nên việc nhà này bị, nhà kia bị cũng là quá bình thường. Nhưng có một hiện tượng đáng lo ngại, đó là người mắc bệnh nhưng không khai báo, bởi sợ chính quyền dán biển đỏ, những người khác trong nhà không được tự do đi lại. Hay người có triệu chứng thì test nhanh, còn người chung nhà thì không chịu test, bởi lỡ test ra COVID-19 phải ở nhà, không được đi đây đi đó.

Thiết nghĩ, việc dán biển đỏ, theo dõi y tế của người bị nhiễm bệnh là điều cần thiết. Việc được giám sát y tế sẽ tốt hơn việc chúng ta tự ý điều trị COVID-19, ra hiệu thuốc mua đại những liều thuốc cảm sốt.

Mới đây trên mạng xã hội đang chia sẻ một clip về một phụ nữ trẻ nhiễm COVID-19 đang phải thở oxy và bất lực giơ cánh tay về phía đứa con bé bỏng của mình khiến ai cũng phải xót xa. Điều đó cho thấy, ranh giới giữa không triệu chứng và triệu chứng hay triệu chứng nhẹ và nặng là rất mong manh, không có gì chắc chắn đảm bảo cả. Rồi chưa kể đến những biến chứng, những hậu quả sau khi mắc COVID-19 vẫn chưa thể nào lường trước.

Rồi chúng ta cũng đã và đang chấp nhận và dần sống chung với COVID-19 trong điều kiện bình thường mới. Nhưng cũng không vì thế mà xem nhẹ hậu quả của COVID-19. Việc luôn thực hiện các “K”, tự bảo vệ bản thân và gia đình, những người xung quanh là rất cần thiết. Chẳng ai muốn mình mắc bệnh, nhưng khi đã biết mình nhiễm bệnh mà vẫn “vô tư” đi lại truyền bệnh cho người khác thì thực sự đáng bị lên án. Bởi người lớn, những người khỏe mạnh được tiêm chủng đầy đủ sẽ không đáng lo ngại nữa, nhưng những đứa trẻ chưa được tiêm, những người lớn có bệnh nền họ không đáng để trở thành “nạn nhân” của những người vô ý thức, xem nhẹ dịch bệnh.

Bài, ảnh: Vy Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ

Trong mấy năm trở lại đây, nhiều mặt đổi thay tích cực tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh ghi nhận; đặc biệt là trên lĩnh vực chỉnh trang đô thị. Đó là việc dỡ bỏ nhiều hàng rào sắt xung quanh các công sở tại trục đường Lê Lợi và một vài nơi khác; đó là việc mở rộng mặt đường, lát lại vỉa hè tại đường Hai Bà Trưng, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan… được nhiều người dân sở tại và khách du lịch đến Huế đánh giá cao.

Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ
Return to top