ClockThứ Năm, 29/09/2022 13:15
TRANG BỊ BÌNH CHỮA CHÁY TRONG TỪNG HỘ GIA ĐÌNH:

Cần thiết, giảm thiểu sự cố cháy lớn

TTH - Thực tế cho thấy, lâu nay, đa số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn TP. Huế, khu đông dân cư chưa ý thức được rằng, cần phải trang bị cho gia đình mình những phương tiện chữa cháy, là bình chữa cháy.

Kịp thời dập đám cháy tại một garage ô tô trên QL1Thông qua nghị quyết phê duyệt 80 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộXử lý nghiêm các hành vi vi phạm quản lý, bảo vệ, phòng chữa cháy rừng

Tập luyện xử lý đám cháy cho lực lượng tổ liên gia PCCC và CNCH phường Phước Vĩnh

Tâm lý người dân, mấy khi xảy ra cháy và khi có sự cố cháy là gọi cho lực lượng chức năng đến chữa cháy, nên họ không tự ý thức trang bị cho mình bình chữa cháy cũng như những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, cũng có gia đình ý thức được rằng, cần phải trang bị cho mình những bình chữa cháy để sẵn trong nhà. Nếu khi có sự cố cháy, họ chủ động hơn trong việc dập tắt đám cháy.

Gia đình anh Trần Văn Thọ, sống tại khu vực 1, phường Phước Vĩnh, TP. Huế có một dãy nhà trọ cho thuê. Để đảm bảo an toàn về cháy nổ, được sự tuyên truyền của lực lượng cảnh sát khu vực Công an phường Phước Vĩnh, anh đã mua 4 bình bọt chữa cháy. 1 bình anh đặt ở nhà riêng của mình, 3 bình còn lại anh đặt dọc tuyến đường luồng của dãy nhà trọ. Để thực hiện thuần thục các thao tác khi sử dụng bình bọt chữa cháy, ngoài việc tự tìm hiểu, anh còn được cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn hướng dẫn rất cụ thể để khi cần sử dụng.

“Mới đây, khi trụ điện sát khu nhà trọ xảy ra sự cố cháy, tôi đã dùng bình bọt chữa cháy để xử lý bước đầu đám cháy, tránh cháy lan và dần dập tắt đám cháy an toàn. Nếu không có những bình chữa cháy, thực lòng, tôi cũng không biết cách xử lý dập tắt đám cháy. Tôi thấy, mỗi gia đình, mỗi khu phòng trọ nên trang bị thiết bị chữa cháy là cần thiết”, anh Thọ chia sẻ.

Anh Nguyễn Viết Tuấn, trú đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, TP. Huế cũng đã tự sắm trong nhà mình một bình chữa cháy và đặt ở vị trí thuận tiện nhất khi cần sử dụng. “Chủ động PCCC không bao giờ thừa, nhất là những nơi có đông dân cư sinh sống liền kề. Trong quá trình sinh hoạt, dễ xảy ra cháy, nếu có bình chữa cháy và biết cách sử dụng, sẽ ngăn ngừa đám cháy kịp thời, không để cháy lan, nguy hiểm; đảm bảo an toàn tính mạng cũng như những người xung quanh”, anh Tuấn trò chuyện.

Công an phường Phước Vĩnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy trong các hộ gia đình

Hiện có không ít hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện hiện đại để đun nấu, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng bình ga trong việc bếp núc; chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ, rò rỉ khí ga, chập điện dễ dẫn đến cháy.  

Theo các cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, “thời gian vàng” của các vụ cháy được xác định là không quá 5 phút kể từ khi cháy xảy ra. Công tác chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ - lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần tại chỗ” là vô cùng quan trọng. Đám cháy khi mới xảy ra, người dân sẽ dễ dàng dập tắt. Việc người dân tự mua sắm trang thiết bị chữa cháy hiện nay chỉ mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự đồng bộ. 

Qua trao đổi với không ít người dân có trang bị bình chữa cháy, họ cho biết, chi phí để mua một chiếc bình bọt chữa cháy không quá lớn, nhưng rất yên tâm. Vấn đề ở đây là, người dân có suy nghĩ và có quan tâm để tự mua sắm cho mình bình chữa cháy hay không.

Thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, nhất là lực lượng nghiệp vụ về công tác PCCC đã thường xuyên tuyên truyền, vận động, tập huấn, hướng dẫn cho người dân nâng cao ý thức PCCC tại các khu chung cư.

Tổ dân phố 1, phường Phước Vĩnh hiện có 188 hộ gia đình nhà ở liền kề và nhà ở kết hợp với kinh doanh..., tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ cao. Từ thực tế đó, lực lượng Công an phường Phước Vĩnh đã tham mưu thành lập 8 “Tổ liên gia an toàn, hỗ trợ PCCC và CNCH”.

Các tổ này hoạt động theo phương châm “4 tại chỗ - “lực lượng ở trong dân”, “phương tiện ở trong dân”, “chỉ huy ở trong dân” và “hậu cần trong dân”. Để thực hiện có hiệu quả, các tổ đã lắp đặt 4 điểm báo động khi có cháy nổ xảy ra và mỗi điểm báo động được trang bị sẵn các bình chữa cháy.

Tại lễ ra mắt, Mặt trận Tổ quốc phường Phước Vĩnh phát động cuộc vận động “mỗi gia đình tự trang bị bình chữa cháy”; tổ chức cho 100% hộ dân tại tổ dân phố 1 ký cam kết trang bị bình chữa cháy tại nhà và trao nhiều bình chữa cháy cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ngay sau buổi lễ ra mắt, lực lượng công an tập huấn cho đội PCCC và người dân tại tổ dân phố 1 cách sử dụng bình chữa cháy, kỹ năng xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra.

“Tổ liên gia an toàn, hỗ trợ PCCC và CNCH” tại tổ dân phố 1, phường Phước Vĩnh là mô hình điểm và hướng đến nhân rộng trên khắp địa bàn TP. Huế.

Trung tá Nguyễn Tuấn Phương, Phó Đội trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh cho biết, việc thành lập các tổ liên gia PCCC có ý nghĩa góp phần phát triển phong trào toàn dân PCCC theo phương châm “4 tại chỗ”. Mô hình này hoạt động là điều kiện rất thuận lợi khi có đám cháy thì người dân phát hiện ban đầu ở cơ sở và chủ động dập tắt; qua đó, ngăn ngừa các sự cố cháy lớn xảy ra, giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.

“Từng nhà an toàn, từng khu phố an toàn, từng phường, xã an toàn về cháy nổ” là phương châm hành động mà Ban Chỉ đạo PCCC tỉnh và cơ sở hướng đến. Việc thành lập các tổ liên gia an toàn về PCCC tạo sự chuyển biến rõ nét của người dân trong thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống cháy nổ; góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tạo thói quan, lan tỏa ý thức PCCC trong từng địa bàn dân cư. 

Thời gian qua, công tác tuyên truyền PCCC mới chỉ dừng lại ở các khu chung cư, nhà cao tầng, mà thiếu hoặc rất ít quan tâm đến khu dân cư đơn thuần. Mỗi gia đình nên tự trang bị cho mình ít nhất một phương tiện chữa cháy thì công tác PCCC ban đầu sẽ mang lại hiệu quả rất cao; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy tại các hộ gia đình, khu trọ tại các khu dân cư đơn thuần.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Return to top