ClockThứ Năm, 24/03/2011 05:10

Đề nghị TAND TP Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

TTH - Sau khi Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao ban hành Quyết định số 584/2010/KN-DS ngày 30/7/2010 kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 26/2007/DS-PT ngày 24/8/2007 của TAND tỉnh (Báo Thừa Thiên Huế số 4892 ra ngày 25/8/2010), vừa qua, Hội đồng Giám đốc thẩm (GĐT) Tòa Dân sự TAND Tối cao quyết định hủy bản án này của TAND tỉnh và hủy luôn Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 46/2007/QĐST-DS ngày 25/5/2007 của TAND TP Huế về vụ án tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất (QSDĐ); đồng thời, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Những người thừa kế di sản có quyền khởi kiện

Theo kết luận của Hội đồng GĐT Tòa Dân sự TAND Tối cao, đầu tháng 11/2005, nguyên đơn là ông Trần Thanh Bình (trú 86/21 Dương Văn An, Xuân Phú, Huế - con ông Trần Thanh Việt và bà Trần Thị Hiền) khởi kiện yêu cầu TAND TP Huế buộc bị đơn là bà Nguyễn Thị Chởi (trú cùng địa chỉ với ông) trả lại nhà và đất. Nguyên năm 1954, ông Trần Thanh Việt ra Bắc tập kết và chung sống như vợ chồng với bà Nguyễn Thị Chởi, bà Trần Thị Hiền ở trong này cũng tái giá cùng ông Nguyễn Đăng. Ông Trần Thanh Việt, bà Nguyễn Thị Chởi có năm người con: các ông Trần Thanh Minh, Trần Thanh Sơn, Trần Thanh Hải, Trần Thanh Nam và Trần Thanh Vân. Còn ông Nguyễn Đăng, bà Trần Thị Hiền cũng có bốn người con: các ông Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Ngọc Hiếu và các bà Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Hương. Năm 1966, ông Nguyễn Đăng qua đời thì hai năm sau, bà Trần Thị Hiền cũng mất và đến năm 1991, ông Trần Thanh Việt mới mất. Cả ba đều không để lại di chúc.
 
Trước ngôi nhà bà Nguyễn Thị Chởi (ảnh trái) vào thời điểm mà Báo Thừa Thiên Huế phản ánh đã có ba ngôi nhà của con bà xây hai bên để ở và bán cà phê, sửa xe. Nay, khoảng đất trống trước ngôi nhà bà tiếp tục mọc thêm ngôi nhà của con bà mới xây (ảnh phải) để ở và mở thêm dịch vụ uốn tóc, rửa xe (nhà
 
Nguồn gốc nhà, đất tranh chấp, do ông Nguyễn Đăng, bà Trần Thị Hiền tạo lập. Từ khi hai ông, bà qua đời, ông Trần Thanh Bình quản lý di sản nêu trên. Sau ngày giải phóng, ông Trần Thanh Việt, bà Nguyễn Thị Chởi về sống chung với ông Trần Thanh Bình. Năm 1981, do mâu thuẫn, ông Trần Thanh Bình đi ở nơi khác, để lại nhà, đất cho ông Trần Thanh Việt, bà Nguyễn Thị Chởi sử dụng. Vì vậy, những người thừa kế khối di sản thừa kế nêu trên, theo quy định của pháp luật, là con chung của ông Nguyễn Đăng, bà Trần Thị Hiền và con riêng của bà Trần Thị Hiền (ông Trần Thanh Bình). Do thời điểm bà Trần Thị Hiền qua đời, ông Trần Thanh Việt đã lấy vợ khác và bà Trần Thị Hiền cũng có chồng khác, nên ông Trần Thanh Việt không được hưởng thừa kế di sản của vợ cũ. Tuy nhiên, gia đình bà Nguyễn Thị Chởi có công sức trong việc duy trì quản lý tài sản. Sau khi tách công sức của ông Trần Thanh Việt, bà Nguyễn Thị Chởi, còn lại di sản thừa kế của ông Nguyễn Đăng, bà Trần Thị Hiền. Hiện, bà Nguyễn Thị Chởi và các con sinh sống trên nhà, đất, do ông Nguyễn Đăng, bà Trần Thị Hiền để lại nên những người thừa kế di sản họ có quyền khởi kiện đòi lại tài sản đó.
Kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao: Có căn cứ chấp nhận
Theo hướng dẫn tại điểm b, tiểu mục 2.4, phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, trường hợp đòi lại tài sản thừa kế, do người khác đang chiếm hữu không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Các em cùng mẹ khác cha của ông Trần Thanh Bình đều có văn bản ủy quyền cho ông đòi lại tài sản, do cha mẹ để lại. Song, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, đây là tài sản chung của nhiều người, ông chỉ có quyền kiện chia thừa kế, nên đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng. Còn Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định không đủ điều kiện để áp dụng chia tài sản chung cũng không đúng.
Về tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, vì chưa đủ căn cứ để khởi kiện là không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) và làm mất quyền khởi kiện của đương sự. Trong trường hợp không đủ căn cứ chứng minh, tòa án này đưa vụ án ra xét xử và tuyên không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn mới phù hợp với pháp luật. Do đương sự kháng cáo quyết định sơ thẩm, nên theo điều 280 Bộ luật TTDS, lẽ ra Tòa án cấp phúc thẩm chỉ mở phiên họp và ra quyết định phúc thẩm, nhưng cơ quan này lại mở phiên tòa xét xử công khai và ban hành bản án là không đúng. Vì vậy, kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao là có căn cứ chấp nhận (tại phiên tòa GĐT, đại diện Viện KSND Tối cao cũng nhất trí với kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao).
Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 2, điều 291, khoản 3 điều 297 và điều 299 Bộ luật TTDS, Hội đồng GĐT Tòa Dân sự TAND Tối cao quyết định: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 26/2007/DSPT của TAND tỉnh và hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 46/2007/QĐST-DS của TAND TP Huế về vụ án tranh chấp tài sản gắn liền với QSDĐ giữa nguyên đơn và bị đơn cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đồng thời, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Huế xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước
Trong thời gian TAND các cấp đang giải quyết vụ án nói trên, bà Nguyễn Thị Chởi cùng các con vẫn tự ý xây dựng lần lượt bốn ngôi nhà không có giấy phép của cấp có thẩm quyền trên thửa đất đang tranh chấp, gây bất bình đối với nhân dân địa phương, buộc ông Trần Thanh Bình phải nhiều lần gửi đơn và liên tục đến khiếu nại với UBND phường Xuân Phú, Đội Quản lý Đô thị và UBND TP Huế đúng theo quy định của pháp luật. Mặc dù Đội Quản lý đô thị TP Huế phối hợp UBND phường kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, nhưng phía gia đình bà này vẫn cố tình không chấp hành cộng với sự bất lực của các cấp chính quyền sau đó, nên hơn 5 năm trôi qua, các công trình xây dựng vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức dư luận.
Từ đó đến nay, UBND TP Huế chẳng những không trả lời đơn khiếu nại của ông Trần Thanh Bình mà còn không hề có biện pháp chỉ đạo UBND phường ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế; đồng thời, phối hợp các ban, ngành liên quan tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm nói trên đối với gia đình bà Nguyễn Thị Chởi để giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Do vậy, theo khoản 2, điều 99 và các khoản 7, 8 điều 102 cũng như các điều 109, 110 Bộ luật TTDS; đồng thời, từ yêu cầu cấp bách của nguyên đơn, chúng tôi đề nghị TAND TP Huế trong quá trình giải quyết sơ thẩm lại vụ án cần phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc các đương sự không được thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc định giá tài sản và thi hành án sau này.
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Return to top