ClockThứ Tư, 24/04/2024 05:50

Để sông Hương mãi xanh

TTH - Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Vườn chậu mãi xanhMái nhà xanh mátTrên những cánh mai xanh

 Hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương đoạn gần cầu Trường Tiền

Còn nhớ cách đây gần 2 năm, vào tháng 11/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu chấn chỉnh hoạt động du lịch thả đèn hoa đăng trên sông Hương. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tuần tra, kiểm soát, phát hiện các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên sông Hương để kịp thời phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với các phương tiện tổ chức rải vàng mã, thả đèn hoa đăng bằng nhựa, hoa đăng sử dụng sáp thắp sáng chứa trong các nắp kẽm gây ô nhiễm môi trường.

Công văn cũng nêu rõ, Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch có kế hoạch truyền thông, phát động chiến dịch vận động du khách, khách hành hương trên sông Hương tích cực thực hiện cuộc vận động “Vì dòng Hương trong xanh”, “Huế thành phố môi trường” và “Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch không rác thải”.

Sau khi có công văn này, hiện tượng thả đèn hoa đăng bằng nhựa đã được khắc phục. Tuy nhiên, hoa đăng bằng giấy thì vẫn “vô tư” được thả hằng đêm để rồi mỗi sáng sớm mai, bờ sông lại lềnh bềnh hoa đăng đủ màu, cái chìm cái nổi nhìn rất phản cảm. Rõ ràng, hoa đăng giấy thì có thể tự phân hủy sau một thời gian chứ không như hoa đăng bằng nhựa, nhưng cũng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định và trong lúc chờ hoa đăng tự phân hủy thì bờ sông đã ngập tràn rác hoa đăng. Đó là chưa kể còn có những loại rác khác cũng bị những người vô ý thức ném thẳng xuống dòng sông.

Còn nhớ trong lần đi tham quan Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, chúng tôi đã không khỏi ngỡ ngàng khi được đi trên những con thuyền chèo tay truyền thống. “Sao không dùng máy chạy thuyền cho đỡ mệt”, tôi hỏi để xem ý thức của người dân nơi đây thế nào. Chị chèo thuyền trả lời: “Chèo máy sẽ gây ra tiếng ồn và dầu máy chảy ra sẽ làm bẩn nước sông, với lại chèo tay chầm chậm thế này để du khách có thể trải nghiệm sự gắn kết gần gũi với thiên nhiên và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên rõ ràng nhất”. Thế đấy, người dân ở đây từ chị chèo thuyền cũng ý thức được việc giữ gìn và bảo vệ tốt nhất tài nguyên thiên nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho họ.

Qua câu chuyện với người chèo thuyền, chúng tôi còn được biết ở đây người chèo thuyền phải nhắc nhở du khách không được thả rác xuống nước, nếu bị phát hiện xả rác sẽ bị phạt tiền. Dọc theo các dòng sông ở khu du lịch này còn được gắn camera ở một số điểm và sẽ có người thỉnh thoảng đi kiểm tra xem người chèo thuyền cho khách và du khách có tuân thủ quy định không. Vì thế mà suốt dọc hành trình tuyến tham quan đi thuyền trên dòng sông, chúng tôi không hề thấy rác thải. Sự trong xanh và sạch sẽ của dòng sông nơi đây quả thực là một điểm cộng lớn đem lại ấn tượng đẹp cho du khách đến nơi này.

Sông Hương được ví là kiệt tác thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho đô thị Huế, là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn của sông Hương đã làm đắm say biết bao thi nhân mặc khách và du khách đến Huế. Nếu có thể giữ cho dòng sông luôn trong xanh và sạch không rác thải nữa thì vẻ đẹp của dòng sông mới thực sự trọn vẹn.

Bài, ảnh: Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vườn chậu mãi xanh

Rồi cũng đến ngày cô chuẩn bị cho việc xây dựng ngôi nhà mới của mình. Ngôi nhà bao năm qua cô vẫn luôn thầm mơ ước một mái ấm riêng tư kể từ ngày lấy chồng.

Vườn chậu mãi xanh
Hương nằm trong lá

Gần đây, xu hướng sử dụng giấy, lá gói “green”đang được quan tâm và ủng hộ trở lại, giúp bảo vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hương nằm trong lá
Return to top