ClockThứ Ba, 20/10/2015 17:07

Dẹp bỏ việc lấn chiếm đường Lê Quang Đạo

TTH - Lấy đoạn cuối của đường Lê Quang Đạo, giao nhau với đường Lê Minh (phường An Đông, TP Huế) làm nơi tập kết gỗ tạp, mùn cưa; đồng thời làm bãi đổ cát, sạn, đúc bờ lô, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị. Đó là trường hợp lấn chiếm của 2 hộ dân sống ở gần khu vực này.

Việc lấn chiếm của 2 hộ dân khiến ngã tư đường Lê Minh - Lê Quang Đạo nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị

Ngang nhiên lấn chiếm

Theo bà P.T.T ở đường Lê Quang Đạo, từ khi đến đây sinh sống bà đã thấy tồn tại bãi tập kết gỗ tạp, mùn cưa và bãi đúc bờ lô để kinh doanh. Ban đầu các hộ này còn lấn chiếm một khoảng hẹp, đến nay phình to ra, lấn chiếm luôn cả đường đi lại. Đoạn đường này hệ thống thoát nước thải không hoạt động, nên hễ cứ mưa xong là ứ đọng nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là con đường hàng ngày nhiều phụ huynh đưa đón con đi học tại trường mầm non An Đông phải đi qua và không ít lần họ suýt bị tai nạn do đường bị lấn chiếm (chỉ còn khoảng 1m cho cả 2 chiều đi lại). Do đường bị lấn chiếm nhiều khi người dân phải leo lên cả vỉa hè...
Ông T.O, người dân sống trong khu vực này cho biết, gia đình ông sinh sống ở đây đã 3 đời. Trước đây khu vực này là ruộng. Từ khi quy hoạch khu vực này làm khu dân cư, đường sá được mở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại. Khi nhà hàng Bụi Tre chưa mở, ông Nguyễn Văn Chính đã lấy đất của nhà hàng làm bãi đúc bờ lô. Khi nhà hàng Bụi Tre được xây dựng và đi vào hoạt động thì ông Chính ngang nhiên lấn chiếm đường cụt Lê Quang Đạo để đổ vật liệu, đúc bờ lô. Khoảng 4 đến 5 năm trở lại đây, bà Trần Thị Bớt cũng ngang nhiên lấy lòng đường, đoạn ngã tư Lê Quang Đạo - Lê Minh để đổ gỗ tạp, mùn cưa. Việc làm của 2 hộ này đã gây ứ đọng nước, làm ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị. UBND phường An Đông đã 2 lần dẹp bỏ, nhưng đâu vẫn vào đấy. Hai hộ gia đình trên vẫn tiếp tục lấn chiếm lòng đường để sử dụng vào mục đích riêng.
Sớm dẹp bỏ
Ông Lê Trung Long, Phó Chủ tịch UBND phường An Đông cho biết, đường Lê Quang Đạo là đường 2 chiều, với chiều rộng mỗi bên là 7m. Vì đây là đường cụt, chỉ thông với kiệt nhỏ 177 Trường Chinh, nên người dân ít đi lại qua đoạn này. Riêng Trường mầm non An Đông chủ yếu đi qua cổng phụ tại đường Lê Minh nên lấn chiếm của các hộ không ảnh hưởng nhiều. Về vấn đề lấn chiếm, phường đã 2 lần phối hợp với Đội Quản lý đô thị TP Huế kiểm tra, yêu cầu 2 hộ gia đình bà Bớt, ông Chính dẹp bỏ việc làm sai trái của mình và 2 hộ đã chấp hành. Phường đã thường xuyên kiểm tra, giám sát về việc lấn chiếm của 2 hộ, tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, 2 hộ lại tiếp tục lấn chiếm. Riêng bà Bớt (tâm thần không ổn định) phường đang tìm cách vận động người thân để tác động thêm với bà. Còn hộ ông Chính, phường đã yêu cầu tìm địa điểm mới để đúc bờ lô, phục vụ việc kinh doanh, trả lại vẻ thông thoáng ban đầu. Hiện nay, phường đã lên kế hoạch để dẹp bỏ việc lấn chiếm của các hộ trong tháng 10/2015.
Khi chúng tôi khảo sát hiện trường, tại ngã tư đường Lê Minh - Lê Quang Đạo, từng đống gỗ tạp, mùn cưa nằm nghênh ngang giữa đường được người dân lấy bạt che lại trông rất nhếch nhác. Cuối đường cụt Lê Quang Đạo là các bãi cát, sạn và bờ lô được người dấn lấn chiếm như là sân riêng của nhà mình. Do đang là thời điểm mùa mưa nên nước ứ đọng lại trên đường Lê Quang Đạo trông rất phản cảm. Dù là đường cụt, nhưng đường Lê Quang Đạo vẫn thông với kiệt 177 Trường Chinh. Chính các hộ dân sống trong kiệt này cũng như người dân cuối đường Lê Quang Đạo và Trường Mầm non An Đông là những người hàng ngày trực tiếp đối diện với vẻ nhếch nhác do 2 hộ dân này gây ra.
Được biết, đường Lê Quang Đạo do thiếu kinh phí đền bù giải tỏa nên chưa thể tiếp tục thực hiện được. Hiện nay, UBND TP Huế đã có dự án mở rộng, nâng cấp đường kiệt 177 Trường Chinh để nối với đường Lê Quang Đạo. Chính vì vậy, trước mắt, UBND phường An Đông cần sớm dẹp bỏ việc lấn chiếm của 2 hộ dân, tạo vẻ thông thoáng cũng như mỹ quan đô thị cho khu vực này.
Bài và ảnh: Hải Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Return to top