ClockThứ Sáu, 30/03/2018 14:40

Đường vào khu di tích lăng mộ Đặng Huy Trứ lầy lội

TTH - Tuyến đường vào khu di tích lăng mộ Đặng Huy Trứ thuộc địa phận thôn Hiền Sĩ (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn trong đi lại của người dân địa phương.

Đánh giá công lao của danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ đối với nhiếp ảnh

Người dân vất vả khi qua tuyến đường

Đây cũng là con đường độc nhất vào khu vực sản xuất nông nghiệp của Nhân dân 2 thôn Hiền Sĩ và Đồng Dạ của xã Phong Sơn.

Khu vực sản xuất nông nghiệp của HTX Nam Sơn rộng hơn 70 ha, với gần 250 hộ đang trồng lúa, lạc, bắp…ở 3 cánh đồng: Tân Quang, Bù và Đồng Đờn. Do việc đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa nên giá trị các loại nông sản mà người dân trồng ở khu vực này thường thấp hơn ở những khu vực thuận lợi khác.

Có mặt tại đoạn đường trên, mặc dù trời nắng, nhưng chúng tôi chứng kiến cả con đường hư bỏng, xuống cấp có đoạn vẫn lầy lội như ao bùn. Chị Đỗ Thị Nguyệt, người dân địa phương, cho biết: Trời nắng, mặt đường khá hơn, còn cứ trời mưa, dù chỉ một trận nhỏ là mặt đường lập tức chuyển nhão như cháo, đất bùn đỏ bám chặt lấy bánh xe, khiến việc đi lại của người dân chúng tôi khổ sở”.

“Tôi có ruộng đất ở khu vực cánh đồng Tân Quang nên hầu như ngày nào cũng phải đi xe máy vào thăm nom. Nhiều hôm đất nhão khiến bánh xe quay không nổi” - ông Hoàng Ngọc Vinh, người dân thôn Hiền Sỹ bộc bạch. Ông Nguyễn Điệp, người dân thôn Hiền Sỹ cho biết thêm: “Cũng bởi đường xuống cấp đi lại quá khó khăn, nên việc người dân địa phương qua lại tuyến đường này bị ngã xe máy, thậm chí ngã bị thương tích... là chuyện thường”.

Ông Phạm Ngọc Hùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Sơn, lo lắng: “Nhất là sau mỗi trận mưa, đường sẽ lập tức lầy lội nghiêm trọng, gây khó khăn cho giao thông đi lại. Đường sá như vậy, nông sản của người dân rất dễ bị tư thương ép giá ”.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, đường vào khu di tích cũng là đường vào khu sản xuất và rừng trồng của người dân dài khoảng 7km, trong đó có 2 km đã được bê tông, còn lại 5km vẫn là đường đất, bùn lầy vào mùa mưa. Các ban ngành của huyện và tỉnh cũng đã về khảo sát, nhưng vẫn chưa có kế hoạch đầu tư, bởi nguồn kinh phí quá lớn, khoảng hơn 10 tỷ đồng, trong khi đó, nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp. Trước mắt, chúng tôi sẽ khắc phục tạm thời để người dân đi lại, sản xuất; đồng thời huy động các nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của cấp trên, để sớm nâng cấp tuyến đường trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

TIN MỚI

Return to top