ClockThứ Tư, 16/06/2021 14:55

Giảm rác thải trong mùa dịch

TTH - Việc người dân thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã làm lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giảm lại so với thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, rác thải từ những chiếc khẩu trang cũng là vấn đề cần quan tâm trong bảo vệ môi trường.

Tăng hiệu suất thu gom & xử lý rác thảiKiểm soát, quản lý chặt chẽ chất thải, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19

Công nhân thu gom rác kĩ càng vào mùa dịch để đảm bảo môi trường sạch đẹp

Đi chợ “giãn cách”

“Lúc trước dịch, tôi đi chợ hầu như vào mỗi ngày để thực phẩm được tươi và ngon. Tuy nhiên lúc dịch bùng phát, cứ 3-4 ngày tôi mới đi chợ một lần, tay xách nách mang thức ăn dự trữ dài ngày vì ngại vào đám đông”, chị Nguyễn Kim Ngân, người dân ở phường Phước Vĩnh, chia sẻ.

Cũng giống như chị Ngân, nhiều chị em nội trợ cũng tạm thời bỏ thói quen đi chợ hàng ngày trong thời điểm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thay vào đó, người dân đi chợ “giãn cách” hơn, một tuần chỉ đi chợ từ một đến hai lần. Cùng với việc nhiều người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, do đó lượng túi nilon được sử dụng cũng có chiều hướng giảm. Chị H.T.M, buôn bán tại chợ Trường An chia sẻ, những ngày dịch này người mua hàng ít đi hẳn so với thường ngày. Nhiều người còn chủ động mang theo làn, giỏ đi chợ, cà mèn để đựng các loại thực phẩm, với mục đích đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Ngoài việc đi chợ “giãn cách”, người dân cũng thường sử dụng những dịch vụ giao hàng trực tuyến để mua thực phẩm tại các siêu thị hay các nhà hàng. Anh H.V.T, shipper cho biết, mặc dù lượng đơn hàng có phần ít đi do các bạn sinh viên ở các trường đại học đã về quê để tránh dịch, nhưng mỗi ngày anh vẫn nhận được hơn 10 đơn đặt mua thực phẩm qua ứng dụng grab food. “Người dân ngại ra đường hơn trước, có nhiều quán ăn cũng chỉ nhận mua hàng mang về, nên đặt hàng online là sự lựa chọn của nhiều người”, anh H.V.T cho biết.

Lo ngại với những chiếc khẩu trang

Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến người dân mang tâm lý “ngại” đến những nơi đông người như chợ, quán ăn, quán café. Nhờ vậy, lượng rác thải sinh hoạt có xu hướng suy giảm. “Việc giảm rác thải sinh hoạt trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều yếu tố liên quan tới dịch bệnh, như: Giảm lượng khách du lịch tới thành phố; các nhà hàng, tổ chức sự kiện giảm nên lượng rác sinh hoạt có giảm xuống”, chị N.N.H, nhân viên thu gom rác thải của Công ty Môi trường Đô thị Huế cho hay.

Tuy lượng rác thải sinh hoạt giảm, nhưng vào thời điểm dịch COVID-19, hàng quán đóng cửa nhằm hạn chế tụ tập đông người, người dân lại chuyển sang mua hàng về nhà hoặc mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Khi đó, các cửa hàng, hàng quán sẽ nhận đơn đặt của khách, chuẩn bị hàng và đặt shipper đưa hàng đến tận tay cho khách. Với phương thức mua sắm này, lượng đồ nhựa, túi nilon lại càng trở nên thông dụng hơn. Hàng quán sử dụng rất nhiều đồ nhựa để bọc đồ cho khách với mục đích tránh bị hỏng hay rơi trên đường.

Dạo gần đây có thêm một thứ rác thải khác, đó là những chiếc khẩu trang. Với việc được người dân sử dụng mỗi khi ra đường, đặc biệt là các loại khẩu trang y tế giúp giảm khả năng lây lan dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên cũng để lại nhiều mối lo về ô nhiễm môi trường.

TS. Đường Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ môi trường miền Trung, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế nhận định, do khẩu trang y tế được chế tạo từ vật liệu nhựa PP, cao su và kim loại nên chúng rất khó bị phân hủy. "Khẩu trang y tế dùng một lớp vải nhựa, không dệt nên khi vứt ra môi trường sẽ làm gia tăng khối lượng nhựa trong môi trường, có thể đến vài trăm năm chúng mới phân hủy. Lúc thu gom rồi cũng cần có những bước xử lý thích hợp, bởi bất kể loại chất thải nào cũng đều có thể trở thành các vật trung gian mang virus lây nhiễm. Trong đó, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế, nếu không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan phát tán dịch bệnh", TS. Đường Văn Hiếu phân tích.

Hiểu được những mối nguy hại đến môi trường do khẩu trang gây ra, chị N.N.H cũng rất cẩn trọng trong khâu thu gom rác thải. "Thời gian này, chị em chúng tôi phải có trách nhiệm nhiều hơn với công việc, thu gom rác thật kỹ, nhất là khẩu trang, nhằm tạo môi trường sạch sẽ hơn nữa, để tất cả người dân chúng ta cùng vượt qua đại dịch này. ", chị N.N.H chia sẻ.

Thay đổi một thói quen, không chỉ cần tuyên truyền, vận động, mà còn cần tạo ra một môi trường mới để mỗi cá nhân không có cơ hội tiếp xúc, tái diễn những thói quen cũ. Các cơ quan, đơn vị cần hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, giúp cộng đồng hiểu rõ hệ lụy từ việc sử dụng đồ nhựa, túi nilon, từ đó từ bỏ thói quen và chuyển sang dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

TIN MỚI

Return to top