ClockThứ Bảy, 16/12/2023 06:55

Hiểm họa từ việc vượt rào chắn

TTH - Việc không tuân thủ quy tắc giao thông của một số người dân khi đi qua những điểm giao cắt đường bộ - đường sắt như vượt rào chắn khi đã có tín hiệu cảnh báo, không chấp hành hiệu lệnh, biển chỉ dẫn là những hành vi vô cùng nguy hiểm, đã và đang là nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông.

Kiềm chế tai nạn giao thông: Hiệu quả thấy rõ từ nhiều giải pháp đồng bộTuyên truyền về an toàn giao thông đường sắt, tệ nạn xã hội trong học đường

 Rào chắn đã được kéo lại nhưng một số người vẫn cố tình vượt qua

Trưa đi làm về đến đường Phan Bội Châu cắt Phan Chu Trinh đoạn có tuyến đường sắt chạy qua trở nên ngột ngạt bởi lưu lượng người tham gia giao thông đông. Khi có tín hiệu tàu hỏa sắp chạy qua, rào chắn dần dần được nhân viên đường sắt kéo kín, thế mà vẫn có những người đi xe máy cố tình chen lấn để vượt qua. Ðến khi tàu hỏa đã chạy qua, dòng người hai bên vượt qua đường ray ở “tư thế” đối đầu nhau. Xe máy, ô tô, thi nhau chen lấn theo kiểu “mạnh ai người nấy đi”. Do ý thức của người tham gia giao thông kém nên phải mất hơn 10 phút sau, con đường mới trở lại thông thoáng, bình thường. Tình trạng này không phải là cá biệt mà xảy ra phổ biến ở những đoạn đường trong thành phố, nơi có đường sắt đi qua.

Một nhân viên gác chắn đường sắt cho biết: “Một số người tham gia giao thông, mặc dù đã thấy đèn, còi tín hiệu báo tàu đến, nhân viên kéo rào chắn ngăn các phương tiện đi qua, thế nhưng họ vẫn cứ cố tình “lách” để đi qua rào chắn. Nhân viên không cho qua thì họ nói những lời rất khó nghe”.

Ông Lê Minh Đạt, một người dân sống gần rào chắn chia sẻ: Nhiều người tham gia giao thông ý thức chấp hành pháp luật rất kém, không chú ý quan sát hoặc cố tình băng qua đường sắt khi đã có tín hiệu cảnh báo xảy ra khá nhiều, thực tế ở đây mấy năm trước đã có vụ cô gái bị tàu tông chết. Hôm rồi, có trường hợp tàu đến gần nhưng không phát hiện kịp vì mải nghe điện thoại, tôi và mọi người phải kêu lên rất to mới để ý để dừng lại. Cứ để hình thành thói quen xấu như vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt, ông Đạt nói.

Trước thực trạng trên, nếu người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm, lực lượng chức năng cần có sự hỗ trợ kịp thời, áp dụng những biện pháp ngăn chặn, xử lý thật nghiêm khắc.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt, ngoài sự nỗ lực của các ngành chức năng trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Điều quan trọng vẫn là ý thức chấp hành của người tham gia giao thông đường bộ, cần thận trọng quan sát kỹ, chấp hành nghiêm các quy định trước khi băng qua khu vực đường ngang, nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, cũng như hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Bài, ảnh: AN KHANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông

Những ống cống bê tông cốt thép nặng hàng tấn được chất đầy trên xe tải có thể trở thành “hung thần” bất cứ lúc nào nếu dây xích bị đứt. Tình trạng này đã xảy ra nhiều địa phương và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông.

Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông
Hiểm họa từ chợ cạnh đường

Tình trạng họp chợ ở cạnh đường lớn đã tiềm ẩn hiệm họa về tai nạn giao thông từ lâu đã được dư luận phản ánh. Thử gõ tìm kiếm trên Google với cụm từ “Xe mất lái tông vào chợ” sẽ cho nhiều kết quả về những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người thương vong ở những ngôi chợ nằm cạnh đường.

Hiểm họa từ chợ cạnh đường
Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện bệnh dại trên người, nhưng cả nước đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại ở 22 tỉnh, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm trước và gần 70 ngàn người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước).

Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường
Tăng glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội

Ngày 17/12, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Thừa Thiên Huế và Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 5 về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. Chủ đề năm nay là “Tăng Glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội”.

Tăng glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội
Return to top