ClockThứ Hai, 24/06/2024 06:16

Hiểm họa từ chợ cạnh đường

TTH - Tình trạng họp chợ ở cạnh đường lớn đã tiềm ẩn hiệm họa về tai nạn giao thông từ lâu đã được dư luận phản ánh. Thử gõ tìm kiếm trên Google với cụm từ “Xe mất lái tông vào chợ” sẽ cho nhiều kết quả về những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người thương vong ở những ngôi chợ nằm cạnh đường.

Đẩy nhanh tiến độ thi công chợ tạm Khe Tre

 Việc họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường tại chợ Tân An (phường Thuận An)

Nguyên nhân có thể do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn, nhưng nếu như các chợ đó không nằm gần đường, nếu không có tình trạng họp chợ tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường thì hậu quả các vụ tai nạn sẽ nhẹ hơn.

Tại Thừa Thiên Huế, tình trạng chợ được bố trí xây dựng sát những con đường lớn không phải là ít.

Tuyến Quốc lộ 49 qua phường Thuận An, TP. Huế thường có mật độ lưu thông đông, bởi đây là con đường lớn nối khu vực ven biển với trung tâm thành phố. Hàng ngày có rất nhiều xe tải trọng lớn vận chuyển hàng hóa đi và đến cảng Thuận An.

Chợ Tân An nằm trên tuyến Quốc lộ 49 gần trụ sở UBND phường Thuận An, cứ tầm 4-5 giờ sáng thì việc buôn bán đã đông. Nhưng điều lạ sự buôn bán náo nhiệt chỉ xảy ra ở đoạn đường dài khoảng 200m ở trước chợ. Ở đó người ta chiếm dụng 2 bên vỉa hè, lòng tuyến Quốc lộ 49 để buôn bán hàng hải sản đầm phá vì sự tiện lợi. Mặc cho tiếng còi xe, người bán kẻ mua cứ thản nhiên kỳ kèo “bớt một thêm hai”. Cho đến tầm 7-8 giờ sáng thì khu vực này mới vãn người.

Tình trạng này đã xảy ra từ lâu bất chấp sự quyết liệt của lực lượng công an, đô thị phường… tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt, cưỡng chế không cho họp chợ ven đường.

Ở TP. Huế không chỉ có chợ Tân An mà còn khá nhiều ngôi chợ được quy hoạch xây dựng sát với đường lớn, như chợ Cống, An Cựu… Cứ mỗi lần cao điểm thì những tuyến đường ở đây luôn ùn tắc vì lưu lượng lưu thông lớn, người bán tràn ra đường, người mua ngồi trên xe để trả giá.

Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Gia Thiều là con đường huyết mạch ở phía đông TP. Huế, nối Đà Nẵng với Quảng Trị với lưu lượng phương tiện khá đông. Vào những sáng bình thường, muốn lái ô tô đi qua đoạn đường trước chợ đầu mối Bãi Dâu đến khu vực giết mổ gia súc tập trung với chiều dài chỉ vài trăm mét cũng phải mất ít nhất 10 phút để chậm rãi lách qua dòng người buôn bán ở đây. Còn vào những ngày Tết, bạn hãy thử một lần lái ô tô qua đây thì mới biết được độ kiên nhẫn của mình đến mức nào. Lỡ một xe mất lái thì hậu quả khó lường.

Vào tháng 3/2024, khi Cục Đường bộ Việt Nam tham vấn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị về việc cấm phương tiện lớn lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thì đã có nhiều ý kiến lo ngại bởi nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A, bởi lượng xe lớn đổ về tuyến đường này.

Vì vậy, văn bản góp ý của Ban An toàn giao thông tỉnh gửi Cục Đường bộ Việt Nam vào ngày 29/3 cũng khẳng định, tuyến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh dài 113,3km với quy mô 4 làn xe, dọc tuyến có 2 bệnh viện, 8 chợ và 46 trường học tiếp giáp dọc con đường này. Ở huyện Phong Điền có chợ Phò Trạch, An Lỗ; ở thị xã Hương Thủy có chợ Thần Phù; huyện Phú Lộc có chợ Thừa Lưu… hiện vẫn còn nằm sát với Quốc lộ 1A cũng là nỗi ám ảnh đối với cánh tài xế.

Chợ là nơi tập trung đông người nên trước cổng chợ luôn đông đúc. Việc xây chợ cạnh đường đã tạo áp lực giao thông ở khu vực đó lên bội phần. Theo quy định, việc kinh doanh, buôn bán được chính quyền bố trí trong các ki-ốt, mái đình ngôi chợ nhưng quá trình hoạt động đã xuất hiện tình trạng chợ tự phát lấn ra đường.

Lúc đầu họ lén lút đặt cái rá, mẹt rau ra bán chớp nhoáng cho người đi đường tiện dừng lại mua, bị chính quyền xua đuổi thì bưng chạy. Nhưng dần dà thấy buôn bán có khách, có thu nhập, mà chẳng phải đóng bất kỳ loại phí, thuế nào thì họ làm liều, biến vỉa hè, lòng đường thành chỗ bán của mình mặc cho chính quyền ra sức ngăn cản. Rồi một số người dân ở gần chợ tự xây ki-ốt cho thuê, người bán có cơ sở mà chẳng sợ bị đẩy đuổi, vậy là chợ vô hình chung được mở rộng.

Quay lại khoảng 10 năm trước, nếu đi theo Quốc lộ 1A về hướng Nam, khi qua huyện Phú Lộc sẽ gặp rất nhiều chợ nằm sát đường. Nhưng kể từ khi tuyến đường huyết mạch này được bắt đầu mở rộng thì nhiều ngôi chợ như chợ Nong (xã Lộc Bổn), chợ xã Lộc Thủy… đã được di dời vào sâu bên trong, chính quyền cũng làm các đường gom vào chợ để đảm bảo an toàn giao thông.

“Nhất cận thị, nhị cận giang” – gần chợ ắt đông người sinh sống vì sự tiện lợi. Việc họp chợ tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường là sai trái. Tuy nhiên, nếu các quy hoạch xây dựng chợ đều theo xu hướng như huyện Phú Lộc thì sẽ giảm áp lực giao thông ở các con đường chính, qua đó giảm nguy cơ tai nạn giao thông.

Bài, ảnh: Nguyên An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểm họa từ pháo tự chế

Tết Nguyên đán đang đến gần, các vụ nổ do pháo tự chế trên cả nước là hồi chuông cảnh tỉnh đối với người dân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Hiểm họa từ pháo tự chế
Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông

Những ống cống bê tông cốt thép nặng hàng tấn được chất đầy trên xe tải có thể trở thành “hung thần” bất cứ lúc nào nếu dây xích bị đứt. Tình trạng này đã xảy ra nhiều địa phương và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông.

Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông
Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện bệnh dại trên người, nhưng cả nước đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại ở 22 tỉnh, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm trước và gần 70 ngàn người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước).

Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường
Hiểm họa từ việc vượt rào chắn

Việc không tuân thủ quy tắc giao thông của một số người dân khi đi qua những điểm giao cắt đường bộ - đường sắt như vượt rào chắn khi đã có tín hiệu cảnh báo, không chấp hành hiệu lệnh, biển chỉ dẫn là những hành vi vô cùng nguy hiểm, đã và đang là nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông.

Hiểm họa từ việc vượt rào chắn
Tăng glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội

Ngày 17/12, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Thừa Thiên Huế và Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 5 về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. Chủ đề năm nay là “Tăng Glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội”.

Tăng glucose máu - hiểm họa cho toàn xã hội

TIN MỚI

Return to top