ClockThứ Sáu, 28/02/2020 14:31

Mua thực phẩm online: Tiện nhưng vẫn lo

TTH - Bây giờ, chỉ cần vài cú kích chuột trên mạng là không thiếu những thực phẩm chọn lựa theo sở thích và được đưa đến tận nhà. Một dịch vụ khá tiện lợi, thu hút nhiều người, nhất là trong thời buổi công việc cuốn hết thời gian...

Học online “mùa” COVID-19

Để thu hút khách hàng đặt mua những sản phẩm này trên các trang online, người bán phải lấy uy tín làm đầu từ chất lượng đến an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiện lợi

Sau Tết Canh Tý công việc bề bộn nên bà xã tôi không còn thời gian đi chợ mua thực phẩm cho những bữa ăn hàng ngày như trước. Tranh thủ giờ nghỉ, bà xã vào mạng xã hội "rảo" những sản phẩm từ thịt cá tươi sống đến loại đã chế biến hay qua sơ chế để lo bữa cho gia đình. Thế là, chỉ cần kích chuột hay nhấc máy điện thoại khoảng 10-15 phút sau là có thực phẩm đến tận nhà (tất nhiên, những mặt hàng này nằm ở các địa chỉ trong TP. Huế). Dịch vụ này tiện lợi cho mọi người, nhất là những người bận rộn vì tiết kiệm được thời gian.

Chủ một cửa hàng thực phẩm trên đường Trần Phú (TP. Huế) cho biết, hiện nay cửa hàng vừa bán trực tiếp nhưng vẫn có hơn 50% lượng hàng bán qua online. Bình quân, mỗi ngày cửa hàng này nhận không dưới 30 đơn đặt hàng thực phẩm như rau đậu, đặc sản đến từ các vùng miền khác nhau. Chủ cửa hàng này lý giải, sức mua thực phẩm trên chợ online hiện tăng lên đáng kể do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân lại ngại đến nơi đông người, ngại mua hàng trực tiếp ở các siêu thị, chợ truyền thống...

Một tín đồ luôn săn hàng thực phẩm trên chợ online, chị Hồ Hà T. (đường Lê Thánh Tôn, TP. Huế) chia sẻ, không ngại dịch mà do làm xa nhà nên tranh thủ lúc rỗi chị đặt mua thực phẩm qua online để ship về nhà cho mẹ chế biến. Những thực phẩm chị đặt mua trên chợ online có thương hiệu và uy tín mà qua kinh nghiệm nhiều lần chị đã đặt mua trước đó; hoặc những thực phẩm được bạn bè người thân giới thiệu có uy tín chất lượng.

Chọn sản phẩm uy tín, xuất xứ rõ ràng

Chị Nguyễn Thị Thê (ở  Thủy Châu, Hương Thủy) kể dịp tết vừa rồi đặt mua 2kg mực khô với giá 2 triệu đồng và 1 kg hạt mắc ca giá 240 nghìn đồng từ một trang giới thiệu bán đồ khô của người bạn ở thị xã Hương Thủy. Hôm sau nhận được hàng gửi đến, chị Thê thất vọng khi mực khô chị đặt loại 3 con 1kg nhưng hàng gửi đến hơn 15con/kg và còn có mùi khó chịu. Còn hạt mắc ca khi dùng chẳng thấy mùi vị như lời giới thiệu là ngọt béo và bùi... Thấy mình bị lừa, chị gọi điện đến người bạn thì đầu dây bên kia liên tục bận; gửi bình luận trên trang của cửa hàng thì không thấy phản hồi.

Mang thông tin của chị Thê trao đổi với nhiều đồng nghiệp, tôi nhận được những chia sẻ không vui trong dịp đầu năm. Bà xã tôi thừa nhận, mua hàng online khá tiện lợi nhưng không ít trường hợp băn khoăn khi gặp mặt hàng không nguồn gốc, hạn sử dụng hay thành phần nguyên liệu... Ở đó chỉ có những cam kết miệng của người bán trên trang mạng. Trường hợp của chị Thê, do chủ trang mạng nhận đơn đặt hàng rồi chuyển cho đơn vị, cơ sở liên kết sản xuất thực phẩm gửi cho khách để hưởng chênh lệch. Vì thế, hàng gửi đi có đúng chất lượng hay không, nơi nhận đơn đặt hàng không biết, dẫn đến tình trạng khi khách hàng phản ứng thì nơi này không nhận trách nhiệm.

Chị Võ Thị Trang (Thủy Phương, Hương Thủy) chia sẻ, trước đây chị từng mua hàng hóa trên mạng và rất bực mình khi phải nhận hàng không đúng chất lượng như cam kết. Khi kinh doanh thực phẩm online, chị luôn quan tâm đến cảm xúc khách hàng; xem đó là kênh để thăm dò sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng thực phẩm của mình.

"Nghề nào cũng cần cái tâm, nhất khi mua bán thực phẩm. Như người xưa đã nói: "Một lần mất tín, vạn lần mất tin". Một lần bán hàng không đúng chất lượng thì đâu có cơ hội để bán thêm lần thứ hai"-chị Trang nói.

Bác sĩ  CK II Trương Thị Lan Hương, Chi cục trưởng Cục ATVSTP tỉnh cho rằng, việc kinh doanh online là xu hướng tất yếu của xã hội, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy vậy, các hộ kinh doanh hàng đặc sản chủ yếu mang tính tự phát nên chất lượng sản phẩm không đồng đều.

Đại diện lãnh đạo Chi cục về ATVSTP tỉnh nhận định, đây chính là kẽ hở cho hàng trôi nổi, kém chất lượng trà trộn tới tay người tiêu dùng. Do vậy trước hết các “thượng đế” phải thông thái khi chọn lựa thực phẩm và tìm mua những sản phẩm nơi uy tín, có xuất xứ rõ ràng; nếu gặp những trường hợp hàng hóa kém chất lượng, trôi nổi, thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì kịp thời thông tin các địa chỉ đó để các cơ quan chức năng giải quyết.

Bài, ảnh: Minh Trường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm
Thông tin doanh nghiệp:
Băng Tải Thực Phẩm: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp

Băng tải thực phẩm là một công cụ không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm hiện đại. Việc đầu tư vào hệ thống băng tải chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Băng Tải Thực Phẩm Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Công Nghiệp
“Săn” thực phẩm quê

Thời gian gần đây, nhiều người cho rằng các thực phẩm “quà quê” sạch, không sử dụng hóa chất nên tin dùng, đặt mua ngày càng nhiều thay vì thường đến các chợ, siêu thị…

“Săn” thực phẩm quê
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top