ClockThứ Bảy, 16/09/2017 13:26

“Nét bút” thô kệch trên sông Hương

TTH - Những chiếc sà lan cứ lừ lừ ngược xuôi chẳng khác nét bút của tay thợ vẽ thô vụng nào đó “xía” vào làm hỏng cả bức tranh Hương giang tuyệt phẩm...

Một chiếc sà lan ngang qua trước Thiên Mụ

Lần đầu bắt gặp chiếc sà lan chở cát xuất hiện trên sông Hương cách đây mấy năm, thú thật, trong tôi cảm thấy hết sức dị ứng. Nó nặng nề, thô kệch, và cả... thô bạo nữa với cảnh sắc mộng mơ của con sông huyền thoại giữa xứ sở đế đô một thuở. Nhưng nghĩ, có lẽ đang phục vụ cho công trình xây dựng quy mô nào đó trên địa bàn, nhu cầu sử dụng cát rất lớn nên chính quyền tạm cho phép đưa sà lan về để đáp ứng cấp thời. Sau đó, thế nào nó cũng sẽ được rút đi chứ con sông Hương đẹp như thế, mềm mại và mỏng manh như thế, những chiếc sà lan cứ lừ lừ ngược xuôi chẳng khác những nét bút của tay thợ vẽ thô vụng nào đó "xía" vào, làm hỏng cả bức tranh tuyệt phẩm, ai có thể chấp nhận?

Nhưng hình như tôi đã nhầm to. Những chiếc sà lan không những không  được rút đi mà có vẻ ngày mỗi nhiều thêm và to hơn. Chúng cứ chạy đi chạy về, chiếc nào chiếc ấy lặc lè cả bụng cát no tròn đến trăm khối, nhìn rất sốt ruột! Sông Hương sạt lở, dân đôi bờ không ngớt kêu van, thậm chí có nơi như Dương Hòa dân còn tự mình lập lán trại để trực tiếp canh gác, đẩy đuổi bọn trộm cát!

Sà lan đang hút cát trên sông Hương- đoạn phường Thủy Biều

Chiều lên thăm Thiên Mụ, ngồi ở nền cũ của đình Hương Nguyện thả hồn  ngắm sông Hương buổi hoàng hôn. Lại bắt gặp những chiếc sà lan lặc lè cát hối hả về xuôi, chợt nhớ trong một quyết định liên quan đến việc khai thác cát sỏi sông Hương, UBND tỉnh đã từng khuyến khích việc khai thác bằng phương pháp thủ công, đồng thời quy định phương tiện vận chuyển dung tích không được quá 15m3/phương tiện. Có lẽ khi quy định như vậy, tỉnh đã nghĩ nhiều về tính đặc thù và giá trị vô song của sông Hương- con sông du lịch, con sông cảnh quan, con sông tâm thức không chỉ của Huế mà còn là của bao thế hệ dân Việt. Chẳng lẽ bây giờ những điều ấy đã rơi vào thứ yếu ?...

Chưa tính những nguy cơ tiềm ẩn như khai thác không đúng vị trí quy hoạch, vượt quá định mức, quá độ sâu cho phép khiến đôi bờ bị sạt lở, uy hiếp sự an toàn cho sản xuất và đời sống của cư dân 2 bên..., chỉ tính từ góc độ cảnh quan thôi, cũng đủ dứt khoát nói KHÔNG với sà lan!- Tôi nghĩ vậy.

Bài, ảnh: Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Mùa trái chín

Sau những cơn dông ngột ngạt hơi nóng của đất và cỏ mục, tiết trời chuyển thu như chỉ sau một đêm về sáng. Nghe trong tiếng vạc kêu khuya kéo theo làn sương mỏng về bên sông. Những khu vườn như vàng lên theo từng gân lá. Bình minh rộng mở. Không gian dìu dịu màu nắng và mùi hương hoa cỏ, trái chín. Mặt nước sông Hương nhuộm sắc trời thiên thanh. Phố quanh quanh, làng tiếp nối cho đến tận đường viền của ngọn núi Phụng mơ hồ một màu tím trong mây nhạt.

Mùa trái chín
Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ

Xưa nay, nhiều quốc gia trên thế giới thường lựa chọn phát triển các đô thị dọc theo các con sông. Đơn cử như sông Thames chảy qua Thủ đô London của Anh, sông Seine nằm giữa Thủ đô Paris tráng lệ của Pháp. Và người Huế tự hào, hãnh diện khi đô thị Huế có sông Hương êm đềm chảy qua, nhất là gần đây đôi bờ được chú trọng đầu tư, chỉnh trang tạo thêm cảnh quan làm say lòng người.

Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ
Return to top