ClockThứ Năm, 15/04/2021 13:58

Sốt đất

TTH - Từ khoảng 3 tháng trở lại đây, sau sự im ắng do dịch COVID-19, thị trường bất động sản (BĐS) ở Huế bắt đầu sôi động.

Đấu đất - đấu trí & cơ mayĐã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro

biển rao bán, chào mời đất nhan nhản tại các khu quy hoạch. Ảnh: KO

Nhiều người cười và không ít người khóc

Các phòng công chứng số 1, số 2, Nam Thanh,… và các phòng công chứng trong thành phố thường xuyên tấp nập người ra vào làm các giao dịch mua bán nhà và đất. Từ đầu đường, đến các quán cà phê, ăn sáng… người dân ở Huế không ngừng bàn tán về giá đất, là chính mình hoặc có người thân quen đang giao dịch mua bán một lô đất, một ngôi nhà...với giá tăng cao theo từng ngày, từng tháng.

Gía đất tăng cao, ai cũng nghĩ người hưởng lợi đầu tiên sẽ là người chủ sở hữu của lô đất đó. Điều đó chỉ đúng một phần. Việc sốt đất thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trong thời điểm “tranh tối tranh sáng”, cơ hội cũng sẽ đến với không ít người.

Kh., bạn học thời cấp 3 sau thời gian dài mới gặp lại. Lập gia đình và chuẩn bị sinh con thứ hai, sau nhiều năm tích cóp được số tiền, hai vợ chồng Kh. muốn có một lô đất để xây nhà ở, đó là nhu cầu thiết yếu chính đáng của nhiều người. Tuy vậy, theo Kh., việc cầm trong tay 5-6 trăm triệu đồng tìm mua 1 lô đất ở Huế tại thời điểm này là “khó hơn lên trời”.

Gọi vào số điện thoại của một môi giới BĐS được niêm yết công khai trên trang Hội mua bán nhà đất Huế, với tài chính tầm 5 đến 6 trăm triệu đồng thì được Tr. (“cò” đất) trả lời: “Không có anh ơi, dưới Sịa bây giờ đã hơn 10 triệu đồng/m2, với giá đó chỉ có đất trích lục họa may”. (Đất trích lục là đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, mua bán chỉ bằng hình thức viết giấy tay làm bằng chứng giữa người bán và người mua).

Đi tìm đất “F0”

Theo chân B., một “cò” BĐS khác, với mục đích mua lô đất để ở, tôi và Kh. đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đúng là giá đất ở Huế dạo này cao thật. Nằm sâu trong những con hẻm, kiệt 86, kiệt 69, kiệt 103… đường Lê Ngô Cát; các lô đất thuộc phường An Tây và Thủy Xuân với diện tích từ 70 đến 200m2 được “hét” với giá từ 11 đến 16 triệu đồng/m2.

Thắc mắc về giá đất cao, B. giải thích, các lô đất ở khu vực này bây giờ đa số đã là hàng F4, F5, thậm chí là F6 nên giá như vậy. Đất F0 là đất của chủ sở hữu đầu tiên, sau đó bán lại cho người khác, người mua lại của F0 là F1. Mua đi bán lại, các lô đất ở đây đã qua tay người thứ 5, thứ 6. “Không ai đi bán đất mà bằng hoặc lỗ vốn nên đất từ F0 lên đến F6 nó mới tăng cao như vậy”, B. nói.

Hỏi tiếp B. có lô nào F0 không? Mua 1 lô vừa túi tiền để ở thì B. khuyên “quên đi anh”! Được biết, ngày càng nhiều công ty BĐS được thành lập, cùng với một lượng lớn nhân viên, cộng tác viên hàng ngày tỏa đi khắp các “hang cùng ngõ hẻm”, các vùng ven thành phố để tìm mua đất, thì việc bây giờ tìm lô đất F0 đối với chúng tôi cũng “hên xui” vô cùng.

Hiệu ứng đám đông

Với tâm lý người tăng chứ đất không tăng, giá đất ở TP. Huế và các vùng ven thành phố ngày càng được đẩy lên cao, với những công chức bình thường như Kh.- bạn của tôi thì khó có cơ hội sở hữu.

Giá đất Nhà nước thì do các sở ban ngành liên quan dựa trên các tiêu chí cụ thể như hạ tầng, tiện ích... và các yếu tố khác để định giá, và được niêm yết công khai hằng năm. Còn giá đất trên thị trường thì được thị trường quyết định, ngoài các tiêu chí của nhà nước như hạ tầng, tiện ích, kết nối… còn có một tiêu chí khác đó là tiêu chí đám đông, dân trong nghề gọi là hiệu ứng đám đông. Tức là đất được định giá dựa vào giá đất của các khu vực xung quanh mình.

Nắm được tâm lý đó, các đầu nậu về đất, và các công ty BĐS luôn cài cắm người của mình vào tham gia các cuộc đấu giá của Nhà nước tổ chức, qua đó, thao túng giá các lô đất được đưa ra đấu làm sao để giá càng cao càng tốt, làm sao để giá không được thấp hơn giá mong muốn của mình, nhằm tạo nên cơn sốt đất của các khu vực xung quanh khu vực đấu giá; trong đó có đất hoặc dự án của mình đã có sẵn, hoặc đã hình thành trước đó.

Trong cuộc đấu giá các lô đất thuộc khu quy hoạch (KQH) thôn Phước Linh, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang vào ngày 27/3/2021, giá đất của các lô được đấu giá ban đầu thuộc vị trí 1 được đấu từ 6 triệu đồng/m2 giá khởi điểm lên hơn 18 triệu đồng/m2. Với giá đó, những người dân có nhu cầu ở thực sự thì chỉ có biết lắc đầu...

Hệ quả là ở các KQH khác, như Thủy Thanh, Thủy Dương, CIC8…, đất được đấu xong bao nhiêu năm nay, hạ tầng đầy đủ nhưng đa số vẫn đìu hiu, mật độ xây dựng nhà ở thưa thớt. Trong khi đó, giấc mơ có được một mảnh đất để an cư với giá phải chăng đối với Kh.- bạn tôi nói riêng, và nhiều người nói chung vẫn còn dang dở...

Huỳnh Ngọc Tom

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top