ClockThứ Ba, 06/03/2018 06:15

Vì sự an toàn của du khách

TTH - Khách du lịch đông đúc, con đường Nguyễn Phúc Nguyên trước chùa cũng xe cộ thường xuyên qua về khiến tôi cứ cảm thấy âu lo cho sự an toàn của du khách...

Đảm bảo an toàn giao thông tại lễ hội điện Huệ Nam

Đoạn đường ngang qua trước cổng chùa Thiên Mụ luôn đông đảo du khách

Trong các điểm di tích Huế, có thể nói chùa Thiên Mụ là một trong những điểm thu hút đông khách tham quan nhất. Hầu như không có ngày nào, không có thời khắc nào trong ngày mà Thiên Mụ vắng khách. Ấy là do ngôi cổ tự này hết sức nổi tiếng, hết sức thơ mộng và cự ly không xa, đường đi lại hết sức thuận tiện.

Để đến với Thiên Mụ, du khách có thể theo đường bộ dọc miệt Kim Long để lên, hoặc chọn du thuyền, ngược sông Hương một quãng là tới. Và theo quan sát của chúng tôi, lượng khách lên Thiên Mụ bằng đường thủy cũng đông không kém khách đến bằng đường bộ. Bến thuyền nằm trước cổng chùa, ngay bên kia đường, thuyền vào ra tấp nập, khách rời thuyền lên thăm chùa liên tục khiến cho con lộ Nguyễn Phúc Nguyên chạy ngang qua trước chùa tấp nập người qua kẻ lại. Khách du lịch qua về đông đúc, thường xuyên, và con đường cũng xe cộ thường xuyên qua về tấp nập khiến rất nhiều lần đến đây tôi cứ cảm thấy âu lo cho sự an toàn của du khách. Đặc biệt là mỗi khi có những chiếc xe máy do các cậu thanh niên tóc xanh tóc đỏ rồ ga phóng đến.

Năm 2000, để giảm áp lực lưu thông, giữ an toàn cho di tích khỏi bị chấn động, sạt lở, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường tránh vòng phía sau lưng chùa. Tuyến đường được đặt tên là đường Sư Vạn Hạnh, qua vận hành đã góp phần giảm áp lực giao thông đáng kể cho khu vực trước cổng chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, vì những lý do như đã đề cập, theo chúng tôi, nên tiến đến cấm tất cả các phương tiện cơ giới lưu thông trên tuyến Nguyễn Phúc Nguyên đoạn ngang trước chùa, buộc tất cả đều phải đi theo tuyến đường tránh Sư Vạn Hạnh. Điều này vừa để giữ gìn sự yên tĩnh, tôn nghiêm cho danh thắng linh thiêng bậc nhất đất Thần kinh, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho du khách khi đến thăm Thiên Mụ. Đường Sư Vạn Hạnh không quá dài, các phương tiện cơ giới chịu khó đi vòng một chút vì lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn cho Huế, thiết nghĩ cũng là một sự “hy sinh” rất nên được chấp nhận vui vẻ.

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả

Số liệu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, ước tính trong 6 tháng đầu năm, mức sử dụng Quỹ Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bình quân trên toàn quốc là 50,6%. Đáng lưu ý, cùng với việc gia tăng số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí bình quân cho mỗi lượt khám, chữa bệnh trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng tăng khoảng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023…

Kiểm soát, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả
Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Khách Ấn Độ - “mỏ vàng” của du lịch Việt Nam

Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu được nhiều quốc gia trên thế giới chạy đua khai thác. Trong cuộc đua ấy, Việt Nam có nhiều lợi thế là điểm đến được du khách Ấn ưa chuộng. Biết tận dụng điểm mạnh và có chiến lược phù hợp thu hút thị trường tiềm năng này sẽ đưa du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

Khách Ấn Độ - “mỏ vàng” của du lịch Việt Nam
“Cứ liệu” vững chắc

Ghé Morin đón người đồng nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh đang ra Huế công tác. Đang phụ trách một tờ báo ở thành phố phương Nam, công việc khiến anh mỗi năm phải ra Huế khá nhiều lần. Lần này anh chọn khách sạn Morin ngay đầu cầu Trường Tiền để ở. Giá thuê phòng có thể hơi cao tí, nhưng anh nói, bù lại ở gần sông Hương để được ngắm mọi cung bậc của dòng sông huyền thoại qua từng khung thời gian trong ngày mà anh vẫn hằng nghe truyền tụng. Nhất là buổi sáng dậy sớm, được thỏa thuê thả bước theo các con đường đi bộ rợp bóng cây xanh dọc 2 bờ sông, hít thở bầu không khí trong lành, mát rượi mà không dễ đô thị nào cũng có…

“Cứ liệu” vững chắc
Return to top