ClockThứ Ba, 30/07/2024 15:07

Nạn săn bắt động vật hoang dã còn phức tạp

TTH - Mặc dù có nhiều biện pháp tích cực trong quản lý, bảo vệ, nhưng nạn săn bắt động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn huyện A Lưới vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bảo vệ động vật hoang dã trong dịp lễ

 Tuần tra rừng

Từ đầu năm đến nay, các ban, ngành chức năng trên địa bàn huyện A Lưới triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn, bảo vệ ĐVHD. Điển hình, Ban Quản lý Khu Bảo tồn (BQLKBT) Sao La phối hợp với dự án CarBi 2 (dự án Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2) và Trường THCS Hồng Hạ tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông cho học sinh thuộc Câu lạc bộ Kiểm lâm viên nhí về bảo vệ ĐVHD. Thông qua hoạt động này nhằm trang bị các kỹ năng về kể chuyện bằng hình ảnh, xác định đối tượng kể chuyện, mục tiêu truyền thông, xây dựng thông điệp và kỹ thuật dựng video clip kể chuyện về ĐVHD. Đồng thời, tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng" tìm hiểu về rừng và ĐVHD cho các em học sinh thuộc Câu lạc bộ Kiểm lâm viên nhí Trường THCS Hồng Hạ và Trường THCS Hương Nguyên. Từ đó, giúp các em học sinh hệ thống hóa, hiểu được kiến thức và bước đầu biết cách áp dụng vào hoạt động truyền thông về bảo tồn, bảo vệ ĐVHD.

BQLKBT Sao La phối hợp với dự án VFBC (dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học), Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức triển lãm ảnh “Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người” với mục đích quảng bá về tầm quan trọng của bảo tồn, nét đẹp thiên nhiên hoang dã và hệ động thực vật. Nhờ đó, tăng cường sự tham gia, ủng hộ của chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng và cộng đồng với hoạt động bảo tồn ĐVHD và đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đơn vị này còn phối hợp với dự án Giải cứu sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng thực hiện một đợt thu bẫy ảnh và thu mẫu DNA. Theo đó, đã thu 158 máy bẫy ảnh tại 9 điểm ở tiểu khu 352, thu 40 mẫu nước và 20 mẫu vắt để gửi đi phân tích DNA nhằm ghi nhận sự xuất hiện của sao la và các loài ĐVHD.

Từ nguồn kinh phí của dự án CarBi 2 , đơn vị đã tiến hành bốn đợt thu âm vượn tại 5 điểm, lần lượt tại các tiểu khu 346, 347, 353 và 404 để xác định số lượng đàn và số con đực, con cái. BQLKBT Sao La cùng với dự án Tái thả ĐVHD về dãy Trường Sơn thực hiện điều tra hiện trường về thiết lập hệ thống các tuyến điều tra rùa hộp trán vàng miền Trung tại 5 khu vực của tiểu khu 348.

Kết quả, tìm kiếm được một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) tại khoảnh 4 (khu vực tiếp giáp khoảnh 3) tiểu khu 348. Qua kiểm tra, đoàn đã xác định đây là khu vực được lựa chọn có sinh cảnh sống phù hợp, bảo vệ tốt và các cá thể rùa phát triển ổn định. Khu BTSL phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tái thả một cá thể cầy vòi mốc trọng lượng 7kg và một cá thể cu li nhỏ trọng lượng 0,7kg về môi trường tự nhiên.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh, Giám đốc BQLKBT Sao La, mặc dù có nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ nhưng nạn săn bẫy ĐVHD vẫn còn diễn biến phức tạp. Điều này được nhìn nhận thông qua hoạt động tuần tra, tháo gỡ bẫy thú. Mỗi tháng, các lực lượng của BQLKBT Sao La thực hiện bình quân 12 đợt tuần tra, gỡ bẫy động vật nhằm tạo một môi trường sống an toàn cho các loài ĐVHD. Theo thống kê từ SMART, từ ngày 1/1 đến ngày 25/6/2024, các đội bảo vệ rừng WWF tổ chức 61 đợt tuần tra, đẩy đuổi 60 người ra khỏi rừng, tháo dỡ 29 lán trại dựng trái phép trong rừng, tháo gỡ 1.277 bẫy động vật các loại.

Thông qua các đợt tuần tra, các lực lượng còn bắt gặp trực tiếp 230 cá thể các loài động vật khác nhau như khỉ mặt đỏ, trĩ sao, sóc đen bụng trắng, sơn dương, khỉ đuôi lợn, mang thường, heo rừng...; giải cứu và tái thả một cá thể khỉ mặt đỏ, một cá thể chồn bạc má, một cá thể rùa mắc bẫy về môi trường tự nhiên.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng
Khai mạc triển lãm "Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người"

Hoạt động trên được Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức sáng 7/6 tại Nhà Thiếu nhi Huế trong khuôn khổ Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH” (VFBC).

Khai mạc triển lãm Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người
Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:
“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã
IUCN: 25% cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

Theo bản Sách đỏ toàn cầu về các loài nguy cấp vừa được cập nhật ngày 11/12 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), một phần tư các loài cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và ít nhất 17% loài cá nước ngọt bị đe dọa đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều này nhấn mạnh tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với động vật hoang dã trên hành tinh.

IUCN 25 cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

TIN MỚI

Return to top