Thế giới
Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

ClockThứ Ba, 14/05/2024 16:05
TTH.VN - Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

IUCN: 25% cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủngCác quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69% kể từ năm 1970EU thúc đẩy thoả thuận cấm thị trường động vật hoang dã nhằm ngăn chặn các đại dịch mới

 Các cá thể cheo cheo được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tiếp nhận cứu hộ trước khi thả về với môi trường tự nhiên. Ảnh minh họa: TTXVN phát

“Tội phạm động vật hoang dã gây ra những tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên và cũng gây nguy hiểm cho sinh kế, sức khỏe cộng đồng, sự quản lý tốt và khả năng chống lại biến đổi khí hậu của hành tinh”, bà Ghada Waly, Giám đốc điều hành UNODC nhận định.

Trong đó, “Báo cáo tội phạm động vật hoang dã thế giới” của cơ quan này đánh giá những nỗ lực chống lại nạn săn trộm trên toàn thế giới. Mặc dù có những dấu hiệu tích cực cho thấy, nạn buôn bán động vật hoang dã trên một số loài mang tính biểu tượng đã giảm, bao gồm cả voi và tê giác, nhờ việc triệt phá các mạng lưới buôn lậu lớn và ngăn chặn nhu cầu ở những thị trường trọng điểm; song, bức tranh tổng thể vẫn rất ảm đạm đối với hàng nghìn loài thực vật và động vật được bảo vệ.

UNODC nhấn mạnh, tội phạm động vật hoang dã có tác động sâu sắc trên toàn cầu, mà hậu quả của nó không phải lúc nào cũng được hiểu một cách rõ ràng.

Dữ liệu mới nhất trong giai đoạn 2015 - 2021 trên 162 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ ra, hoạt động buôn bán bất hợp pháp ảnh hưởng đến khoảng 4.000 loài thực vật và động vật, với khoảng 3.250 loài được liệt kê trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Trong thời gian báo cáo, các cơ quan thực thi pháp luật đã thu giữ 13 triệu tang vật động vật hoang dã, với tổng khối lượng hơn 16.000 tấn.

Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm động vật hoang dã, mặc dù có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tuyệt chủng của nhiều loài quý hiếm, nhưng hoạt động buôn bán động vật hoang dã thường không được công chúng chú ý.

Ngoài việc đe dọa trực tiếp đến các quần thể loài, nạn buôn bán động vật hoang dã có thể phá vỡ các hệ sinh thái mỏng manh và chức năng của chúng, đặc biệt làm suy yếu khả năng giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, các chuyên gia về sức khỏe con người và động vật đã liên tục nêu lên mối lo ngại về rủi ro bệnh tật liên quan đến buôn bán động vật hoang dã trong những thập kỷ gần đây. Những mối lo ngại này bao gồm việc truyền bệnh trực tiếp sang người từ động vật sống, thực vật và các sản phẩm từ động vật hoang dã, cũng như các mối đe dọa rộng hơn đối với các quần thể động vật hoang dã; các hệ sinh thái và hệ thống sản xuất thực phẩm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng
“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

Đó là chủ đề của lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai 2024, được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, UBND tỉnh, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, diễn ra tại Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, sáng 11/10.

“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”
Return to top