ClockThứ Tư, 11/01/2017 13:51

Người đàn ông tật nguyền mưu sinh

TTH - Thân hình ông không lành lặn, gia đình lại nghèo khó. Trong sự khó khăn gian khổ đó, ông vẫn vượt lên số phận.

Chật vật trên đường mưu sinh

Ngiệt ngã

Hơn 10 năm nay, người dân phường Kim Long quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông gầy guộc, hay đẩy chiếc xe lăn đi bán vé số. Đó là ông Hồ Văn Bi (SN 1966), trú tại 12 Hồ Văn Hiển (phường Kim Long, TP. Huế).

Trong căn nhà cũ do cha mẹ để lại, ông Bi ở cùng với 3 người chị và em trai. Dù vậy gia cảnh của cả nhà đều rất khó khăn, không ai có công việc ổn định. Cả ba người chị đều không có chồng. Chị đầu không công việc, hai chị sau đều đi làm thuê. Em trai thì đã lập gia đình nhưng cũng không có việc làm.

Nhìn thân hình gầy gò, ốm yếu và đi lại khó khăn của ông Bi, thật không khỏi xót thương. Khi hỏi về cuộc đời, ông gắng ngồi dậy trên giường và cho biết, số phận nghiệt ngã đến với ông lúc ông 5 tuổi. Một ngày như mọi ngày bình thường, bố mẹ phát hiện ông sốt cao và không đi lại được, đem đến bệnh viện bác sĩ chuẩn đoán bị bại liệt. Gia đình ông vô cùng đau xót, kinh tế khó khăn khiến các thành viên không có tiền để đưa ông đi chữa trị.

Sau một thời gian được ba mẹ nuôi nấng, ông được người chị và em chăm sóc vì cả bố và mẹ lần lượt qua đời.

Tàn nhưng không phế

Dù tàn tật, nhưng ông không bao giờ oán trách số phận. Hơn 10 năm trước, ông Bi được Hội Người khuyết tật tặng chiếc xe lăn. Thấy cuộc sống khó khăn, ông quyết định bán vé số để kiếm sống.

Ngày qua ngày, từ mờ sáng cho đến chiều tối, với thân hình nhỏ bé và gầy gò, ông cứ đẩy chiếc xe lăn trên khắp các nẻo đường để mưu sinh. Cứ thế, bằng nỗ lực, ông đã tự nuôi sống mình trong 10 năm qua.

Giờ đây, sức khỏe của ông càng yếu dần, những lúc trời mưa, ông không thể đi bán được. Khi đau ốm thì phải nhờ đến người thân chăm sóc trong sự buồn tủi.

Ông Bi tâm sự: ‘‘Số phận tôi kém may mắn so với nhiều người khác. Nhiều lúc cứ ngước mắt nhìn lên trời và cho rằng mình sẽ chết vào ngày mai. Nhưng tôi vẫn cố gắng sống. Còn sống ngày nào tôi vẫn đi bán vé số để nuôi tôi cũng như gia đình…’’.

Bài, ảnh: VĂN DINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn

Ngày 28/9, Bệnh viện Quân y 268 (Cục Hậu cần Quân khu IV) phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quân khu IV tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc thiểu số xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn
Về với thôn bản

“Ngày về thôn bản” là chương trình ý nghĩa do Đồn biên phòng (ĐBP) cửa khẩu A Đớt (A Lưới) duy trì hơn 10 năm qua. Nhờ đó, hàng trăm hộ dân khó khăn ở 3 xã: Lâm Đớt, Đông Sơn, Hương Phong được giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần; tô thắm thêm tình quân dân ở vùng biên giới.

Về với thôn bản
Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh

Đây là số tiền được bạn đọc gần xa gửi hỗ trợ cho gia đình bé Linh thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Thừa Thiên Huế và các nhà hảo tâm kêu gọi, đóng góp. Trong đó, thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, bạn đọc hỗ trợ 29 triệu đồng, Quỹ Sen Xanh 1 triệu đồng; thông qua bà Đỗ Thị Lệ Thúy 22,094 triệu đồng; bà Phan Minh Nga 12,424 triệu đồng. Trước đó, ngày 8/8, Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế đã trao đợt 1 với tổng số tiền là 13 triệu đồng.

Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh
Return to top