ClockThứ Ba, 07/11/2023 10:49

Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểm

TTH - Mới đây, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Lê Minh Nhật, nguyên là nhân viên Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở TN&MT (gọi tắt Trung tâm) phản ánh ông Nguyễn Tất Tùng, nguyên giám đốc Trung tâm (giai đoạn năm 2015 đến 2022) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong đơn vị.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Đơn ông Nhật gửi đến Báo Thừa Thiên Huế

Trong đơn ông Nhật trình bày sự việc trên gần 22 trang giấy A4, liệt kê hàng loạt sai phạm của nguyên lãnh đao Trung tâm trên, như làm việc vô trách nhiệm, trái pháp luật, cố tình chỉ đạo cấp dưới thuộc Trung tâm lập danh sách ký nhận tiền khống các chứng từ thanh toán, để hợp thức hóa số tiền thực nhận của người lao động (NLĐ) nhằm tránh nộp thuế thu nhập cá nhân; không thanh toán các khoản tiền công nợ, chế độ và quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ khi tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trước thời hạn, cụ thể là đối với trường hợp của ông.

Ông Nhật cũng phản ánh trong thời gian làm lãnh đạo Trung tâm, ông Nguyễn Tất Tùng đã tự ý thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ, buộc NLĐ phải nộp lại 1 phần sau khi ký nhận tiền thanh toán công trình mà Trung tâm thường tham gia ở các đơn vị có nhu cầu nhưng không có chứng từ thu chi, cũng như trong điều khoản HĐLĐ đã ký kết.

Ngoài ra, ông Nhật còn phản ánh nguyên lãnh đạo Trung tâm có dấu hiệu vi phạm liên quan về Luật lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn (BHTN)..., như không đóng BHXH, BHTN cho NLĐ theo quy định nhằm để trục lợi; cũng như có nhiều việc làm có biểu hiện trù dập NLĐ...

Thực tế nội dung đơn phản ánh mà ông Nhật vừa gửi đến Báo Thừa Thiên Huế, từ năm 2020 cơ quan Báo Thừa Thiên Huế đã nhận với nội dung tương tự. Tại thời điểm đó, Báo Thừa Thiên Huế đã cử phóng viên (PV) trên tinh thần thể hiện rõ chức năng báo chí để tìm hiểu, hỗ trợ giải quyết sự việc trên. Quá trình tìm hiểu, PV đã trực tiếp làm việc với các ban, ngành chức năng liên quan đến Trung tâm mà ông Nguyễn Tất Tùng đã làm giám đốc. Tuy nhiên, sự việc ông Nhật phản ánh, khiếu nại lãnh đạo Trung tâm lại bị chồng chéo, rối rắm liên quan nhiều luật định, nghị định, thông tư đối với NLĐ khi phản ánh khiếu nại… cần có nhiều thời gian nghiên cứu, giải quyết dứt điểm, tránh trường hợp kết luận sai, tạo dư luận xấu, làm mất uy tín cán bộ.

Song hành trong thời gian PV Báo Thừa Thiên Huế tìm hiểu và chờ kết quả trả lời của các sở, ban, ngành trên, ông Nhật liên tục có đơn phản ánh trực tiếp đến ban, phòng liên quan, như  Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc Sở TNMT; Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh và Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh… Tuy nhiên, sự việc nói trên vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, ổn thỏa cho đôi bên. 

Trở lại nội dung đơn thư ông Nhật vừa gửi đến Báo Thừa Thiên Huế trong lần gần đây, rất chia sẻ với người trình đơn và cơ quan Báo Thừa Thiên Huế tiếp tục cử PV làm việc với các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan; trong đó có Hội Luật sư tỉnh với mong muốn sự việc phản ánh, khiếu nại của ông Nhật sớm được giải quyết dứt điểm. Thế nhưng qua quá trình diện kiến được tham vấn, cũng như được tư vấn từ các bên liên quan về đơn thư mà ông Nhật vừa gửi đến Báo Thừa Thiên Huế, Luật sư Hồ Viết Tư, thành viên Hội Luật sư tỉnh cho rằng, đơn thư phản ánh của ông Nhật lan man, viết dài, nhiều sự việc bị chồng chéo, rối rắm dễ làm cho các đơn vị chức năng liên quan thẩm định theo chiều hướng tiêu cực của người viết đơn phản ánh.

 Luật sư Hồ Viết Tư nói: “Rất chia sẻ với hoàn cảnh, sự việc mà ông Nhật muốn gửi gắm, cầu cứu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đưa sự việc trên đến hồi kết. Muốn như vây, ông Nhật cần đến Hội Luật sư tỉnh để được trao đổi, tham vấn, tư vấn tìm được hướng tháo gỡ, giải quyết cụ thể”.

PV
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn

Ngày 28/9, Bệnh viện Quân y 268 (Cục Hậu cần Quân khu IV) phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quân khu IV tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc thiểu số xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn
Về với thôn bản

“Ngày về thôn bản” là chương trình ý nghĩa do Đồn biên phòng (ĐBP) cửa khẩu A Đớt (A Lưới) duy trì hơn 10 năm qua. Nhờ đó, hàng trăm hộ dân khó khăn ở 3 xã: Lâm Đớt, Đông Sơn, Hương Phong được giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần; tô thắm thêm tình quân dân ở vùng biên giới.

Về với thôn bản
Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh

Đây là số tiền được bạn đọc gần xa gửi hỗ trợ cho gia đình bé Linh thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Thừa Thiên Huế và các nhà hảo tâm kêu gọi, đóng góp. Trong đó, thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, bạn đọc hỗ trợ 29 triệu đồng, Quỹ Sen Xanh 1 triệu đồng; thông qua bà Đỗ Thị Lệ Thúy 22,094 triệu đồng; bà Phan Minh Nga 12,424 triệu đồng. Trước đó, ngày 8/8, Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế đã trao đợt 1 với tổng số tiền là 13 triệu đồng.

Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top