ClockThứ Ba, 22/03/2022 14:55

Phúc lợi động vật

TTH - Báo Thừa Thiên Huế đưa tin: 11 giờ ngày 16/3, nhận được tin báo về việc một người dân bán chim trời tại khu vực quán cơm chay Liên Hoa, đường Lê Quý Đôn (TP. Huế), HKL TP. Huế đến hiện trường, mời đương sự về trụ sở làm việc.

Tội nghiệp chim énPhận chim phóng sinh

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ 2 lồng chim (gồm 89 cá thể chim én và 1 cá thể chim sẻ còn sống). Tại thời điểm kiểm tra, chủ nhân của số chim trên không xuất trình được hồ sơ nguồn gốc…”.

​Nhìn ảnh chụp đính kèm tin thấy một phụ nữ dáng “đau khổ” khi làm việc với cán bộ kiểm lâm. Chị chọn trước quán cơm chay để bán chim có lẽ là để cho người ta phóng sinh.

​Chúng ta cứ đặt ngược một câu hỏi như thế này. Giả sử như không có nhu cầu phóng sinh thì liệu có ai bắt những con chim én để bán? Có lẽ là không. Người ta bắt chim én, bán chim én là để có thu nhập. Người bắt, người bán “đọc được thị trường” là trong xã hội có người có nhu cầu phóng sinh, tức là muốn làm điều tốt lành. Người ta muốn làm một điều gì đó tốt lành, nhưng vô tình lại kích thích làm phát sinh một hành động không tốt, tức là bắt chim. Cho nên trách những người bắt chim, bán chim và cũng trách cả người mua. Nói tóm lại, tốt nhất là chúng ta không nên làm những điều tốt lành kiểu như vậy.

​Nhìn ở một khía nào đó, chúng ta thấy trong cuộc sống có những thú chơi rất không văn minh. Trên thế giới có ai chơi như một số người dân chúng ta không? Có lẽ là không có hoặc rất ít. Trên đảo du lịch Sentosa của Singapore chim sáo, chim công nó dạn dĩ với con người một cách không thể tưởng tượng được. Là vì người ta có luật lệ, có những hành vi thân thiện với nó làm cho nó cảm thấy an toàn. Ở ta, đi nhiều con phố thấy người nuôi chim để chơi rất nhiều. Nhiều người có thú chơi như vậy làm phát sinh một nghề kinh doanh chim. Từ đó kích thích nhiều người đi săn chim. Chuyện ăn thịt chim tự nhiên cũng vậy. Ở TP. Huế hiện nay thấy một cách kinh doanh mới lạ - quán cà phê chim, tức là vừa bán cà phê vừa bán chim vừa tổ chức thi chim hót. Ngay trước chùa Từ Đàm, một ngôi chùa nổi tiếng của Huế có một quán cà phê chim như vậy. Thế thì cần gì “nhận được tin báo” như trong tin nói trên? Lực lượng kiểm lâm có thể dễ dàng phát hiện ra các địa điểm kinh doanh buôn bán chim; cần thiết tổ chức một cuộc tổng kiểm tra về việc này để giải cứu chim tự nhiên.

​Tôi nói có những thú chơi kỳ quặc là còn một lý do nữa, lý do đạo đức. Không chỉ con người mà mọi con vật đều muốn và hướng đến tự do. Trong tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt) đối với lĩnh vực chăn nuôi họ còn đưa ra một khái niệm “phúc lợi động vật”, tức là chăn nuôi phải tạo ra một môi trường tốt và thoải mái cho động vật. Khi giết mổ để cung cấp thực phẩm cho con người phải thực hiện các biện pháp làm cho con vật không đau đớn.

Dịch COVID-19 vừa rồi nhiều người sợ bị đi cách ly. Ngay cả giai đoạn sau này tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt nên có quy định cách ly ở nhà cho ta sợ một phần vì dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng một phần nữa là chúng ta cảm thấy môi trường tù túng, không được tự do, thoải mái. Con người  muốn tự do thế thì tại sao lại bắt con chim mất tự do?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng
Khai mạc triển lãm "Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người"

Hoạt động trên được Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức sáng 7/6 tại Nhà Thiếu nhi Huế trong khuôn khổ Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH” (VFBC).

Khai mạc triển lãm Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người
Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo:
“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

Bất chấp hai thập kỷ nỗ lực trên toàn thế giới, hơn 4.000 loài động vật hoang dã quý giá vẫn trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã hàng năm, một báo cáo mới của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cho thấy.

“Tác hại chưa từng thấy đối với thiên nhiên” từ nạn buôn bán động vật hoang dã

TIN MỚI

Return to top