ClockThứ Năm, 23/03/2023 15:14

Cấm xe để đánh giá tải trọng

TTH - Sau khi UBND TP. Huế ban hành văn bản về phương án tổ chức giao thông đường Hai Bà Trưng đoạn từ Phan Đình Phùng đến Ngô Quyền, trong đó yêu cầu cấm ô tô tải trên 5 tấn, xe khách trên 30 chỗ lưu thông trên đoạn tuyến, người dân và các cơ sở kinh doanh dịch vụ bức xúc vì ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh và vận chuyển hàng hóa.

Quy định mới về giao thông chuẩn bị cho tuyến phố đi bộ Hai Bà TrưngĐường Hai Bà Trưng: Sẽ là khu phố sầm uất về đêm

leftcenterrightdel
 Biển cấm được lắp đặt từ ngày 20/3

Người dân bức xúc

Là cơ sở kinh doanh lĩnh vực khách sạn quy mô lớn với hơn 100 phòng, những ngày này Khách sạn Thanh Lịch Huế, đóng tại 33 Hai Bà Trưng phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập khi thành phố ban hành văn bản về phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường Hai Bà Trưng. Với nguồn khách tương đối đông, trong đó chủ yếu là khách đoàn thông qua các đơn vị lữ hành nên đa số đều sử dụng phương tiện xe từ 30- 45 chỗ. Từ ngày 20/3, thành phố cấm xe khách trên 30 chỗ lưu thông từ đường Ngô Quyền đến Nguyễn Huệ đã gây áp lực lớn cho cơ sở.

Theo chủ khách sạn, ông Lê Quang Bình, thì đơn vị rất vui mừng và ủng hộ chủ trương hình thành phố đi bộ Hai Bà Trưng, đồng thời tuân thủ các quy định cấm các phương tiện lưu thông vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật để tổ chức phố đi bộ, còn các ngày thường thì vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, đón trả khách trên tuyến phố. Thế nhưng, việc thành phố ra thông báo cấm ô tô tải trên 5 tấn, xe khách trên 30 chỗ lưu thông trên đoạn tuyến vào tất cả các ngày trong tuần đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ở đây.

Không chỉ Khách sạn Thanh Lịch, nhiều cơ sở kinh doanh khách sạn, gạo, trái cây, thực phẩm trên tuyến đường cũng lo lắng vì lâu nay, đa số các xe vận chuyển hàng hóa đều có tải trọng trên 5 tấn. Nay thành phố treo bảng cấm nên các phương tiện không thể vào, trong khi thuê xe dưới 5 tấn để tăng bo vào cửa hàng khá tốn kém và mất thời gian.

Bà Mỹ Linh, Cửa hàng trái cây Bảo Ngọc số 41 Hai Bà Trưng đề xuất, thành phố nên thay đổi phương án tổ chức giao thông, trong đó cho phép xe vận chuyển khách dưới 50 chỗ và ô tải tải dưới 5 tấn được ra vào tuyến đường trong khung giờ nhất định, nhằm tạo điều kiện cho bà con kinh doanh, mua bán, đồng thời phát triển thêm dịch vụ khi phố đi bộ đưa vào vận hành.

Cấm xe để đánh giá tải trọng

Liên quan đến vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song cho rằng, đường Hai Bà Trưng đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Huệ là tuyến đường đô thị đầu tiên trên địa bàn TP. Huế được thiết kế lát đá toàn bộ mặt đường và vỉa hè, trong khi trên tuyến đường có khá nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn với lưu lượng xe cộ lưu thông đông nên cần có thời gian thử nghiệm để đánh giá tải trọng. Vì vậy, thành phố triển khai cấm các phương tiện nêu trên để đánh giá trọng tải, thời gian thử nghiệm từ 1- 6 tháng. Sau thời gian thử nghiệm, thành phố sẽ tổ chức họp bàn, lấy ý kiến các ban ngành liên quan để lên phương án tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tế.

Được biết, sau 2 tháng đưa vào vận hành đường Hai Bà Trưng, ngày 20/3 TP. Huế ban hành văn bản thống nhất chủ trương tổ chức giao thông nhằm chuẩn bị khai trương phố đi bộ vào tối 26/3 tới. Theo đó, đoạn từ đường Hà Nội đến Trần Cao Vân, tổ chức phân luồng giao thông 1 chiều đối với tất cả các phương tiện theo hướng từ đường Hà Nội đến đường Trần Cao Vân, đồng thời cấm dừng, cấm đỗ xe trên đoạn tuyến; đoạn từ đường Trần Cao Vân đến Ngô Quyền tổ chức phân luồng giao thông 2 chiều, cấm đỗ xe trên đoạn tuyến.

Ngoài ra, đường Hai Bà Trưng đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Huệ, cấm ô tô tải trên 5 tấn, xe khách trên 30 chỗ lưu thông trên đoạn tuyến, cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ; đoạn từ Nguyễn Huệ đến Phan Đình Phùng, tiến hành kẻ vẽ điểm đỗ xe bên phải tuyến hướng từ đường Phan Đình Phùng đến đường Nguyễn Huệ, cho phép đỗ xe để phục vụ trong khung giờ có tổ chức phố đi bộ Hai Bà Trưng; đối với khu vực hạ lề làm bãi đỗ xe (phía đối diện) tổ chức cho phép đỗ xe ô tô dưới 9 chỗ.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top