ClockThứ Ba, 20/07/2010 20:28

Cần khách quan khi xử lý

TTH - Khi về thắp hương tại nhà thờ cha mẹ, thì bị bố con người em gây gổ, đánh đập, nhưng ông lại bị Công an thị trấn Tứ Hạ (gọi tắt là Công an thị trấn) xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ xe mô tô 35 ngày... Đó là phản ánh của ông Trần Quang Ghi, 56 tuổi trú tại khu vực 3, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà.

Phản ánh

Lúc 19 giờ 30 phút ngày 27-4-2010 (14-3 âm lịch), ông về nhà thờ của cha mẹ thắp hương thì bị người em là Trần Quang Hoàng ngăn cản, nói: Đã lo cho công an hết rồi, nếu ông vào thắp hương, Hoàng sẽ đánh. Sau đó, Hoàng gây gổ và gọi con là Tuấn đến đánh ông Ghi. Ông Ghi bị đánh, đang nằm trong nhà thờ của cha mẹ thì ông Nguyễn Ngọc Tiến, Công an thị trấn Tứ Hạ đến, lôi lết ông Ghi từ trong nhà thờ ra đường, khoảng 15-20m, làm ông Ghi rách quần áo. Sự việc xảy ra có nhiều người chứng kiến. Bà Trần Thị Ư (chị ruột ông Ghi, ông Hoàng) yêu cầu công an lập biên bản để đưa ông Ghi đi bệnh viện, nhưng công an không những bỏ lơ, mà còn đưa bà Ư về nhốt tại Công an thị trấn. Ông Ghi làm đơn trình lên chính quyền các cấp yêu cầu giải quyết.

Ngày 10/5/2010, Công an thị trấn Tứ Hạ triệu tập ông Ghi đến gặp ông Trần Đình Công làm việc. Ông Công không ghi đầy đủ lời khai của ông Ghi mà ép ông Ghi ký biên bản. Ông Ghi thắc mắc thì ông Công chuyển sang hỏi giấy tờ xe mô tô. Ông Ghi trình bày giấy tờ xe của ông bị mất, ông đã có làm đơn trình báo Công an thị trấn. Ông Ghi xuất trình giấy tờ xe (bản phô tô có công chứng) và hồ sơ gốc thi lấy giấy phép lái xe. Ông Công đã xem, nhưng vẫn thu giữ xe mô tô của ông Ghi 35 ngày chưa trả lại. Trong khi đó hoàn cảnh gia đình ông gặp nhiều khó khăn, xe mô tô là phương tiện để ông hành nghề xe thồ kiếm tiền nuôi các con đang học đại học tại Huế và TP Hồ Chí Minh; nuôi vợ con ông đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế. Việc Công an thị trấn phạt hành chính và thu giữ xe mô tô của ông như đã nêu trên là không đúng.
 

Ông Ghi chỉ vị trí ông nằm ngoài đường do ông Tiến, Công an thị trấn
kéo ông từ nhà thờ ra
 
Chuyện nọ xọ chuyện kia...
 
Bà Th và ông Y, là những người sống trong khu vực nhà thờ bố mẹ ông Ghi xác nhận: việc ông Ghi đến thắp hương cho bố mẹ tại nhà thờ bị ông Hoàng ngăn cản, gây gổ; ông Hoàng gọi Tuấn là con trai đến, xảy ra việc hai bên đánh nhau; ông Ghi bị đánh đau, nằm trong nhà thờ thì bị hai người, trong đó có một công an thị trấn kéo từ trong nhà ra ngoài đường, là có thật.
 
Ông Trần Hữu Đông, Trưởng Công an thị trấn lý giải: Thời điểm ông Ghi, ông Hoàng đánh nhau tại nhà thờ bố mẹ như nêu trên, ông Nguyễn Ngọc Tiến đang trực, nên được cử đến hiện trường. Vì ông Tiến không phải là công an khu vực này nên không biết mối quan hệ anh em ruột giữa ông Ghi và ông Hoàng và đó là nhà thờ của bố mẹ họ. Ông Tiến yêu cầu ông Ghi ra khỏi nhà. Ông Ghi nói: “đây là nhà bố mẹ tôi, tôi nằm”, không chịu ra. Ông Tiến và ông Đông (bảo vệ dân phố) xốc nách ông Ghi đưa ra khỏi nhà thờ. Ông Ghi bò vào lại. 2,3 lần như thế, cuối cùng, ông Tiến và ông Đông đưa ông Ghi ra đến đường, nằm ngoài đường, để ngăn chặn việc xô xát lại xảy ra, đồng thời để gia đình đưa ông Ghi đi bệnh viện. Lúc đó bà Ư là chị ruột của ông Ghi, Hoàng đến, thấy ông Ghi nằm ngoài đường, có máu chảy, nghĩ rằng công an đánh ông Ghi nên chửi bới, túm áo ông Tiến giằng xé. Ông Tiến định còng tay bà Ư thì chồng bà Ư cùng vợ xô đẩy ông Tiến. Lúc đó, ông Hồ Tuấn Việt, Phó trưởng Công an thị trấn tăng cường lực lượng đến hiện trường. Ông Việt thấy ông Ghi nằm rên, gọi xe cấp cứu nhưng không có, nên yêu cầu gia đình đưa ông Ghi đến bệnh viện. Vợ chồng bà Ư vẫn hung hăng nên bị cưỡng chế, còng tay đưa về đồn. Ông Đông thừa nhận, cách làm của ông Tiến (đưa ông Ghi từ trong nhà ra ngoài đường) là không đúng.
 
Ông Trần Hữu Đông cho rằng, vì ông Ghi, ông Hoàng có hành vi gây mất trật tự nơi khu dân cư và đánh nhau, vi phạm điểm a khoản 2 điều 7 Nghị định 150 của Chính phủ nên bị xử phạt hành chính là đúng. Trong lúc ông Ghi đến Công an thị trấn để làm việc về vấn đề này, có người cung cấp thông tin, cho biết: ông Ghi làm nghề đi xe thồ nhưng không có các loại giấy tờ như bằng lái xe, giấy tờ xe, vì vậy Công an thị trấn yêu cầu ông Ghi xuất trình các loại giấy tờ trên để kiểm tra. Ông Ghi cho biết đã mất các loại giấy tờ trên, đã báo với Công an thị trấn, đồng thời xuất trình bản phô tô giấy đăng ký xe và hồ sơ gốc học bằng lái xe. Ông Đông cho biết, những giấy tờ (phô tô, hồ sơ) mà ông Ghi xuất trình là không hợp lệ nên Công an thị trấn tạm giữ xe của ông Ghi.
 
Điều đáng nói là, khi ông Ghi bị giữ xe (thời gian 35 ngày) là lúc ông đang được mời đến Công an thị trấn để làm việc. Tại thời điểm đó, ông Ghi không tham gia giao thông trên đường. Vậy nhưng, lại bị Công an thị trấn yêu cầu xuất trình các loại giấy tờ để kiểm tra, lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong biên bản không nói rõ ông Ghi đã vi phạm điểm nào, điều khoản, văn bản pháp luật nào? Nhưng vẫn ban hành quyết định tạm giữ xe mô tô của ông Ghi. Phải chăng, đó là biểu hiện “chuyện nọ xọ chuyện kia” của Công an thị trấn Tứ Hạ?
 
Vấn đề này, Công an thị trấn Tứ Hạ cần nghiêm túc, xem xét lại việc xử lý nói trên thật khách quan vô tư, đúng pháp luật, đem lại niềm tin cho nhân dân.
 
Quỳnh Anh
                                     
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre

Tại sao mặt hàng may mặc không được kinh doanh ở địa điểm cũ; chính quyền huyện Nam Đông không hồi đáp kiến nghị của một số tiểu thương; nguyên nhân cháy chợ không được công bố công khai… là những thắc mắc mà bạn đọc gửi đến Báo Thừa Thiên Huế.

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre
CƠ SỞ PHẾ LIỆU TẠI HƯƠNG THỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Di dời mới là giải pháp lâu dài

Chuyện các cơ sở kinh doanh, tái chế phế liệu trong khu dân cư trên địa bàn TX. Hương Thủy bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường (ONMT) và nguy cơ cháy nổ không mới. Dù chính quyền đã rất nỗ lực, nhưng với nhiều lý do, việc di dời các cơ sở này đến khu vực quy hoạch đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Di dời mới là giải pháp lâu dài
Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
XUNG QUANH VIỆC BÀ HOÀNG THỊ KIM ÁNH KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN ĐỂ QUÁ THỜI HẠN:
Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP. Huế thụ lý

Vừa qua, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn khiếu nại của bà Hoàng Thị Kim Ánh (Căn hộ B-1107, tầng 11, chung cư The Manor Crown, Tố Hữu, Xuân Phú, TP. Huế) liên quan về việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân để quá thời hạn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.

Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý
Return to top