ClockThứ Năm, 18/05/2017 05:51
GIẢI QUYẾT KHÚC MẮC TẠI KHU CHUNG CƯ XUÂN PHÚ:

Cần tiếng nói chung

TTH - Nhiều chi tiết phát sinh “ép” khách hàng phải móc hầu bao một cách vô lý... Đó là phản ánh của nhiều khách hàng mua nhà ở xã hội (NOXH) tại khu chung cư Xuân Phú (phường Xuân Phú, TP. Huế) do Công ty cổ phần Xây dựng & Đầu tư Xuân Phú làm chủ đầu tư (CĐT).

Chung cư Xuân Phú

Khúc mắc

Theo một số khách hàng, sau khi mua NOXH tại khu chung cư (KCC) Xuân Phú, họ mới “té ngửa” vì bị mất thêm những khoản tiền hết sức vô lý. Trong hợp đồng (HĐ) mua bán có điều khoản là CĐT có quyền thay đổi trang thiết bị với giá trị tương đương, nhưng phải có thỏa thuận với khách hàng (KH). Thực tế, phía công ty đã không thực hiện đúng như vậy.  Những chi phí phát sinh trong căn hộ, phía công ty không thông báo trước cho KH, đến khi nhận nhà mới đưa bản tính tiền bắt buộc các hộ phải nộp, trong đó có những phát sinh KH không có nhu cầu.

Hệ thống vệ sinh bị niêm phong vì chưa đủ điều kiện vận hành

Công ty thay kính cửa sổ từ 3 ly lên 5 ly mà không hề hỏi ý kiến và được sự thỏa thuận của KH, nhưng số tiền phát sinh lại bắt KH phải trả. Nhiều KH bức xúc với việc bị ép trả tiền cho các khoản phát sinh khác mà họ không có nhu cầu như: đường điện chờ để lắp điều hòa, dây điện đèn trần, đường ống hút thải khí ga, khung sắt và ô trang trí bên ngoài lan can (để đặt các chậu hoa, cây cảnh).

Bất cập khác: Những “cầu thang” bỏ rác ở các tầng “bỗng dưng” bị phía công ty chèn lại, đóng cửa niêm phong với dòng chữ “không mở cửa và bỏ rác tại đây”. Điều đáng nói hơn nữa, KH phải “quỵ” tiền nước 500.000 đồng/ hộ (hàng tháng vẫn trả tiền theo số nước đã dùng), khi nào không có nhu cầu sử dụng nước nữa mới được công ty trả lại số tiền “quỵ” này. “Nói như vậy, nếu chúng tôi ở đây cả đời thì số tiền quỵ bị “họ” chiếm dụng cả đời hay sao”?- Một KH đặt câu hỏi.

KH còn phản ánh: Chi phí giữ xe tại KCC này còn cao hơn một số chung cư khác. Xe máy thu 60.000 đ/1 xe/1 tháng. Xe đạp thu 20.000 đồng/xe ...

Cần sớm giải quyết rốt ráo

Ông Phạm Tư Oanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng & Đầu tư Xuân Phú lý giải: CĐT đầu tư vào dự án NOXH được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đất, thực chất là KH được hỗ trợ; được giảm 50% thuế giá trị gia tăng. Do đó, theo quy định của Nhà nước, việc định giá bán đối với NOXH là tạm tính, chưa chốt giá chính thức theo hợp đồng mẫu của Bộ Xây dựng. Khi cơ quan chuyên môn quyết toán công trình mới đưa ra giá chính thức theo công thức của Bộ Xây dựng.

Đối với việc thay cửa sổ kính 3 ly thành 5 ly: KH ký hợp đồng, thiết kế ban đầu có phụ lục kèm theo, kính cửa sổ là 3 ly. Nhưng trong giai đoạn 2, theo hướng dẫn của luật, có điều chỉnh mới về chất lượng công trình (điều chỉnh nhiều điểm). Theo đó, nhà cao tầng không được làm kính thủy (vỡ ra có cạnh sắc nhọn) mà yêu cầu kính cường lực để đảm bảo an toàn. Về kiến trúc mặt ngoài đô thị, Sở Xây dựng yêu cầu cụ thể, tất cả những lô hướng mặt ra đường đô thị chính, không được phơi phóng làm mất mỹ quan đô thị. Do đó CĐT bố trí khung sắt, chậu cảnh. Những vấn đề này thuộc nhóm chi phí phát sinh do yêu cầu của quy định. Còn nhóm vấn đề phát sinh để nâng cao chất lượng căn hộ (NOXH không có) như bắc dây chờ điều hòa, quạt, đèn chùm, công ty đầu tư trước cả hệ thống, tránh sau này đưa vào vận hành chung cư, các hộ có nhu cầu, phải đục phá để thi công là bất tiện. ..

Theo ông Oanh, không phải công ty yêu cầu quỵ tiền nước, khi nào KH không sử dụng nữa mới được trả lại, như phản ánh, mà là thương thảo với KH.  Trước mắt do chưa có cơ sở để tính giá cho từng căn hộ, công ty chủ trương thu ứng trước một khoản là 500 nghìn đồng 1 hộ. Sau 1-2 tháng vận hành sẽ xác định và công khai giá, công ty sẽ quyết toán với khách hàng theo chi phí thực tế. KH sử dụng tiền nước bao nhiêu thì trừ vào số tiền ký quỹ nêu trên.

Giá tiền giữ xe máy, xe đạp tại KCC, ông Oanh cho là không cao và đã có thông báo đến KH. Riêng về hệ thống vệ sinh là do CĐT nâng cao chất lượng (NOXH không có), đã chạy thử trơn tru. Tuy nhiên, công ty chưa ký được hợp đồng với công ty vệ sinh nên chưa đủ điều kiện để vận hành.

Từ phản ánh của KH và lý giải của CĐT, thấy rằng có nhiều điểm hai bên chưa có tiếng nói chung. Vậy nên cần sớm có Ban quản lý KCC đại diện quyền lợi các hộ, cùng chủ đầu tư “ngồi lại” giải quyết rốt ráo những vấn đề còn khúc mắc, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3: Vốn cần, nhưng chưa đủ

Vốn và các rào cản điều kiện thủ tục trong đầu tư phát triển nhà xã hội đang là bài toán khó trong thúc đẩy thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, cũng như khơi thông nguồn vốn cho đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 3 Vốn cần, nhưng chưa đủ
Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1: Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội

Cùng với nguồn vốn vay nhằm thúc đẩy người dân tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Những ngôi nhà ở riêng lẻ được xây dựng từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội đã mở rộng khái niệm về nhà ở dành cho đối tượng người có nhu nhập thấp.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1 Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội
Nhiều khó khăn trong cho vay nhà ở xã hội

Chiều 13/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh có buổi làm việc cùng Sở Xây dựng và các doanh nghiệp (DN), ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn liên quan đến triển khai cho vay nhà ở xã hội (NOXH).

Nhiều khó khăn trong cho vay nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top