ClockThứ Tư, 24/04/2019 18:19

Ban giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ- La Sơn vào tháng 10/2019

TTH.VN - Chiều 24/4, đoàn công tác của Bộ GTVT và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bàn giao mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn.

Triển khai cắm mốc dự án cao tốc Cam Lộ - La SơnCắm mốc giải phóng mặt bằng đường cao tốc Cam Lộ - La SơnQuốc hội khảo sát tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Tại buổi làm việc

Làm việc với đoàn có các ông: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện các sở, ngành, địa phương.

Dự án đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn có chiều dài hơn 90km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh dài hơn 62km thuộc các huyện thị Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc. Dự án với tổng mức đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng, trong đó GPMB hơn 430 tỷ đồng.

Theo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, trên tuyến sẽ xây dựng 5 nút giao liên thông, 9 nút giao trực thông, 60 hầm chui dân sinh. Đến nay, ban quản lý dự án đã bàn giao tim tuyến toàn bộ dự án và cọc GPMB trên 54km, chỉ còn đoạn từ km61-69 thuộc địa bàn TX Hương Trà là chưa bàn giao do có điều chỉnh tuyến do đi qua khu mỏ của nhà máy xi măng Luks.

Công tác đo đạc địa chính đến ngày 20/4 đã đạt 90% khối lượng, đã bàn giao cho địa phương. Ban QLDA và các ngành liên quan cũng như các địa phương đã triển khai công tác thỏa thuận xây dựng các hạng mục cầu vượt, hầm chui và mỏ cấp vật liệu. Tổng số hộ dân bị di dời ảnh hưởng TĐC là 204 hộ và hơn 1.050 ngôi mộ .

Các địa phương cắm mốc bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, đã giao Sở GTVT, UBND tỉnh thống nhất với Ban QLDA về công tác dịch tuyến, điểm đấu nối ở La Sơn, giao mốc cố định cho địa phương để sớm triển khai GPMB. Những vấn đề liên quan đến địa phương bí thư yêu cầu xem lại hệ thống hạ tầng như đường gom, cống chui, thoát nước, thủy lợi… để điều chỉnh phù hợp.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đây là công trình trọng điểm quốc gia nên các địa phương tích cực cần phối hợp sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, chú trọng công tác kiểm kê, tái định cư, vận động người dân để thực hiện công tác bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, muộn nhất vào cuối tháng 10/2019 phải hoàn thành.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

Chiều 2/2, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (Trung tâm) thông tin, hiện nay các ban, ngành địa phương đẩy nhanh việc bồi thường, tái định cư (TĐC) cho các gia đình để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng xây dựng DA cầu vượt sông Hương trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương
DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TP. HUẾ:
Hoàn thiện mặt bằng, đảm bảo tiến độ các gói thầu

Các gói thầu thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế (DA) đang hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai thi công đảm bảo tiến độ. UBND tỉnh đã tổ chức họp bàn và thống nhất chủ trương đề xuất JICA hỗ trợ cung cấp vốn ODA cho tỉnh để tiếp tục đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2.

Hoàn thiện mặt bằng, đảm bảo tiến độ các gói thầu

TIN MỚI

Return to top