ClockThứ Sáu, 19/02/2021 14:00

Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Chủ xe nhận được những quyền lợi gì?

TTH.VN - Thời gian qua, nhiều người dân bày tỏ sự không hài lòng về loại hình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Chính phủ quy định có giá trị bắt buộc thi hành.

Có người cho rằng bỏ tiền ra mua bảo hiểm nhưng không mang lại lợi ích gì cho bản thân mình, người khácthì phàn nànthủ tục đòi bồi thường để đền bù cho nạn nhân hết sức khó khăn khiến họ phải từ bỏ.

Điều này dẫn đến thực trạng nhiều chủ xe không muốn mua bảo hiểm xe máy bắt buộc và chấp nhận bị phạt khi bị lực lượng chức năng kiểm tra.

Tuy nhiên, những thay đổi về chính sách đối với loại hình bảo hiểm này có thể khiến nhiều người phải suy nghĩ lại.Cùng điểm qua những quyền lợi mà chủ xe có thể nhận được theo Nghị định 03/2021/NĐ-CPvề bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và TT 04/2121/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2021.

Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc được quy định tại Điều 14 của Nghị định: “Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Theo đó, trong trường hợp người được bảo hiểm chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).

Như vậy, về bản chất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe máy để bồi thường cho bên thứ ba - bên bị thiệt hại do tai nạn mà chủ xe gây ra. Rõ ràng, mục đích chính của loại hình bảo hiểm này chính là để bảo vệ tài chính cho chủ xe, đảm bảo chủ xe có đủ năng lực tài chính để chịu trách nhiệm dân sự khi lưu thông trên đường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị nạn trong các vụ tai nạn giao thông, bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo an sinh xã hội. Với ý nghĩa đó, Chính phủ quy định Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm bắt buộc, mọi chủ xe cơ giới (là các tổ chức, cá nhân sở hữu hay được giao quản lý và sử dụng) bắt buộc phải tham gia loại hình bảo hiểm này, đồng thời những doanh nghiệp được triển khai loại hình bảo hiểm này bắt buộc phải cung cấp dịch vụ bảo hiểm, mức phí và thanh toán bồi thường theo luật định.

Mức bồi thường tối đa

Theo Điều 4, Thông tư 04/2121/TT-BTC có quy định mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người và tài sản do xe máy gây ra. Mức trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả cho thiệt hại về người và tài sản trong mỗi vụ tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

Theo đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150.000.000 VNĐ (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một người trong một vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sảndo xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) gây ra là 50.000.000 VNĐ (năm mươi triệu đồng) trong một vụ tai nạn.

Thời gian chi trả bồi thường và quy định về tạm ứng bồi thường

Khoản 2, Điều 14 của Nghị định quy định: “Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng”.

Như vậy, luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải lập tức tạm ứng khi chủ xe chưa hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 3 ngày này, doanh nghiệp sẽ phải xác định tai nạn thuộc phạm vi bồi thường hay không để đưa ra mức bồi thường thiệt hại:

* Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

- 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

- 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

* Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Việc nhà bảo hiểm tạm ứng cho người bị thiệt hại là một bước tháo gỡ lớn cho các chủ xe. Nhiều chủ xe không thể xoay xở kịp tiền để thanh toán chi phí cấp cứu điều trị cho người bị thiệt hại trong giai đoạn đầu khiến cho nạn nhân và gia đình đã gặp khó càng thêm khó. Như vậy, với quy định này, tất cả các bên đến vụ tai nạn đều sẽ được hỗ trợ kịp thời, trong đó nạn nhân tai nạn giao thông được giúp khắc phục tổn thất về người và tài sản, còn chủ xe và lái xe cũng nhanh chóng ổn định cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

HOÀNG HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

Triển khai chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, giấy hẹn khám điện tử, cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính là những quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) sử dụng BHYT bắt đầu từ tháng 4/2024.

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
Giám sát để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ

Năm 2023, Hội LHPN Phú Lộc giám sát việc thực hiện Nghị quyết (NQ) 06 của HĐND tỉnh đối với UBND xã Lộc Sơn. Qua giám sát cho thấy, việc áp dụng các văn bản NQ 06/2020/NQ-HĐND tỉnh, NQ 12/2021/NQ-HĐND tỉnh và mục d, Điều 20 của Luật Dân quân tự vệ vẫn còn chồng chéo và bất cập. Hiện nay, UBND xã bố trí 2 chức danh tạp vụ và bảo vệ (không nằm trong điều kiện của NQ 06); chi trả kinh phí 42 triệu đồng/năm nên gặp nhiều khó khăn về ngân sách của xã. Ngoài ra, việc chi trả kinh phí hoạt động của Hội PN cấp thôn chưa kịp thời.

Giám sát để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ
Cân nhắc kỹ khi đưa lịch sử trở thành môn thi bắt buộc

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, môn lịch sử có thể trở thành môn thi bắt buộc đã nhận được sự quan tâm từ dư luận. Phương án này được cho là phù hợp, song, cần tính toán kỹ tránh gây áp lực cho học sinh.

Cân nhắc kỹ khi đưa lịch sử trở thành môn thi bắt buộc

TIN MỚI

Return to top