Thế giới

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra các đại dịch

ClockThứ Tư, 08/09/2021 21:03
TTH - Theo Tạp chí Nikkei Asia ngày 8/9, hơn 220 tạp chí y khoa trên thế giới đã cùng nhau công bố một bài xã luận chung, kêu gọi các Chính phủ làm nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn tác động của tình trạng biến đổi khí hậu; đồng thời cảnh báo tác hại môi trường là “mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu”.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu về ứng phó với đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậuCó vaccine cho COVID-19, nhưng "không có vaccine nào cho cuộc khủng khoảng khí hậu"

Biến đổi khí hậu khiến băng trên hành tinh tan với tốc độ nhanh hơn so với giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bài xã luận chung được đưa ra trước thềm Kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), sự kiện dự kiến được tổ chức trong tháng 9 này.

Đáng chú ý, Liên minh Y tế Vương quốc Anh về Biến đổi Khí hậu (UKHACC), đơn vị dẫn đầu bài xã luận chung nhấn mạnh, đây có thể là lần đầu tiên một bài xã luận chung như vậy được xuất bản bởi hàng trăm tạp chí y khoa trên thế giới. “Điều này cho thấy sức mạnh của mối quan tâm trên toàn cầu của các chuyên gia y tế về mối đe dọa của tình trạng biến đổi khí hậu đối với sức khỏe”, ông Laurie Laybourn-Langton, Cố vấn cấp cao tại UKHACC nói với Tạp chí Nikkei Asia.

Trong đó, bài xã luận chung cảnh báo, nhiệt độ tăng gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, tình trạng mất nước và thậm chí là những kết quả bất lợi về sức khỏe tâm thần. Sự tàn phá rộng rãi, bao gồm cả môi trường sống và các loài sinh vật, đang làm xói mòn an ninh nước và lương thực, đồng thời làm tăng khả năng xảy ra các đại dịch. Biến đổi khí hậu được cho là một yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Một báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) được trích dẫn trong bài xã luận chung nói thêm, nhiều bệnh truyền nhiễm mới phát sinh ở các vùng nhiệt đới.

Ngoài ra, bài xã luận chung cũng cho rằng, tác động không tương xứng của các cuộc khủng hoảng môi trường đối với những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chẳng hạn như mất an ninh lương thực và các bệnh truyền nhiễm, sẽ có tác động đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Được biết, bài xã luận chung được cộng tác bởi các Tổng Biên tập đến từ những tạp chí y khoa nổi tiếng như The Lancet, British Medical Journal, National Medical Journal of India...

THANH NGÂN

(Lược dịch Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top