ClockThứ Ba, 23/08/2016 14:20

Bộ Công Thương hướng giảm chi phí logistics xuống 18% GDP

Những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20-25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực.

Bộ Công Thương mới có Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt Kế hoạch hành động, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Dự thảo đang được Bộ Công Thương xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp.

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.

 Ở các nước phát triển, chi phí logistics chỉ chiếm 7 - 10% GDP. (Ảnh minh họa: KT)

Quan điểm này vẫn không thay đổi trong dự thảo kế hoạch lần này của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20-25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước.

Do vậy, việc giảm chi phí logistics sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Trong khi đó, ở các nước phát triển, chi phí logistics chỉ chiếm 7 - 10% GDP.

Dự thảo của Bộ Công Thương cho rằng, sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.

Cụ thể là Việt Nam hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp dịch vụ logistics, chủ yếu làm nhiệm vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, cảng biển, bốc xếp, phân phối, đại lý, thủ tục hải quan, các dịch vụ logistics tích hợp…

Tuy vậy, vẫn có đến 72% trong số này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4 - 6 tỷ đồng), chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, còn lại là do doanh nghiệp tự đào tạo.

Do đó, để có thể phát triển được dịch vụ logistics, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường…

Cụ thể là cần bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại; xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2020-2030; rà soát các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến logistics của Việt Nam để ban hành mới các chính sách, thể chế pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics…

“Đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 5%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 40%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 18% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI đạt thứ 55 trên thế giới”, dự thảo nêu rõ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Return to top