ClockThứ Tư, 26/08/2015 14:44

Bức tường

TTH - “Nhà của chị dễ chịu thật!” – cô vợ mau mắn của T nói. Đó là một trong những ngày mà nhiệt độ của Huế lên đến gần 40 độ C. Tôi mở toang mọi cánh cửa phòng khách, bật quạt lùa nóng đi và ngồi nói chuyện với đôi vợ chồng trẻ. T thật khác so với 10 năm trước, khi cậu giữ chân bảo vệ công trình cho người hàng xóm cạnh tôi. Thay vì một T bất cần, ham nhậu và có cách sống buông thả ngày đó, giờ trước mắt tôi là một ông chồng khá điềm đạm và đầy trách nhiệm.

Lấy nhau khi cả hai đều còn trẻ, gia đình đôi bên đều nghèo, nhưng may mắn là mẹ T có một lô đất mặt đường. Sau khi bán đi một nửa, cũng đủ để dành tiền cho T xây lại căn nhà cấp 4 với một tầng áp mái. Hai vợ chồng xoay xở đủ nghề và bây giờ trụ lại với việc bán heo, gà quay. Mỗi ngày bán 20-30 con và chục ký thịt heo là có thể an tâm nuôi con và bắt đầu dành dụm. Có vẻ như cuộc sống đang mỉm cười với họ.

“Vợ chồng em cũng ổn nhưng nhà em nóng lắm” – vợ T kể luôn là đường trước mặt nhà cô đã được làm lại, tiện thật nhưng không trồng cây được vì nó nằm gần giao lộ. Nóng từ lò quay đã đành mà còn vì nhà cô kín như cái tổ tò vò. Miếng đất của mẹ chồng vốn nằm lọt thỏm giữa ba căn hộ khác. Các phòng dưới hàng ngày vẫn phải bật đèn. Có cánh cửa sổ ở tầng áp mái thì đang có nguy cơ phải đóng lại vì nhà đằng sau sắp xây lên. Vấn đề quan trọng khác là nhà của vợ chồng cô xây nhưng có một mặt tiếp giáp với nhà bên không tô phía ngoài được vì hàng xóm không chịu. Nóng đã đành, nhưng mấy năm nay rồi, mỗi khi mưa là thấm. Cô kể mùa mưa luôn phải để giẻ dưới chân tường thấm nước. Nửa đêm phải thức dậy vắt bớt. Sống như vậy nên đứa con ba tuổi của vợ chồng cô không được khỏe. Nó có vấn đề về đường hô hấp.

“Tháng trước em gây lộn với hàng xóm. Là vì em xin hoài, mệ ở nhà bên cạnh đã cho em kêu thợ đến tô khi nhà mệ phá ra để làm lại cái mái và bù cho nhà mệ 5 triệu đồng. Nhưng con trai mệ thì nhất quyết không chịu. Em năn nỉ ỉ ôi hoài mà không được thông cảm. Rứa là gây. Em biết mình ồn ào là không hay, nhưng mà có ai hiểu cho nhà em không? Em lại cố chịu và dành dụm tiếp cho đến khi đủ tiền để làm lại cái nhà tốt hơn…”

Tôi không nói với vợ chồng T điều mình nghĩ, nhưng chắc chắn rằng, còn có một bức tường khác, ngột ngạt hơn, bức bối hơn rất nhiều trong mối quan hệ hàng xóm mà vì lý do nào đó, nó chưa được giải tỏa. Mối quan hệ với láng giềng gần, chắc phải dùng đến cách sống thế nào để “mưa dầm thấm lâu”, may ra mới cải thiện được bức bối của những hai bức tường.

An Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top