ClockThứ Ba, 12/05/2015 10:28

Buông lỏng thi tay nghề

TTH - Thi tay nghề ở doanh nghiệp (DN) là dịp để người lao động (NLĐ) rèn luyện, nâng cao tay nghề, qua đó chất lượng sản phẩm được cải thiện. Lợi ích thấy rõ, nhưng để tổ chức được một cuộc thi tay nghề cho NLĐ không dễ, khi nhiều DN không mấy mặn mà.

Thi tay nghề không chỉ là nâng bậc thợ, bậc lương cho những công nhân có tay nghề, chịu khó rèn  luyện, mà còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động. Nguyên tắc của nâng bậc lương, đối với doanh nghiệp là phải thi tay nghề. Trước đây, một số doanh nghiệp gởi người lao động đến các trung tâm, trường nghề thi tay nghề, sau đó, căn cứ kết quả để nâng lương. Bây giờ, nhiều doanh nghiệp buông lỏng, hầu như không thi tay nghề và nâng lương cũng cảm tính. Không ít lao động ở một số ngành cho rằng, ngành nghề của họ không xác định được bậc thợ nên dù tự tin mình có tay nghề, đáp ứng tốt yêu cầu công việc nhưng vì mới vào làm việc nên chắc chắn sẽ không được trả lương cao. Chị Nguyễn Ngọc Mỹ, công nhân ngành may cho hay: “Tôi làm việc cũng được 7 năm nhưng không thấy công ty tổ chức thi tay nghề. Lao động nào làm đạt năng suất cao, lâu năm thì được tăng lương. Chúng tôi thấy chưa thỏa đáng vì xét tăng lương theo kiểu thâm niên, song cũng chẳng dám đấu tranh vì sợ mất việc”.

Lao động làm việc tại Công ty may Giã Trân - TP Huế (Ảnh minh họa)
Chủ doanh nghiệp viện đủ lý do liên quan đến yêu cầu tổ chức thi tay nghề cho lao động. Khi doanh nghiệp không tạo điều kiện thi tay nghề thì dù công nhân có đạt thành tích cao cũng không được chứng nhận bậc thợ, không được nâng lương.
Theo một số doanh nghiệp, trước đây, đơn vị có tổ chức thi bàn tay vàng để có cơ sở nâng bậc lương cho lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp làm ăn ngày càng khó khăn, các đơn đặt hàng lúc nào cũng gấp nên không thể sắp xếp được. Hơn nữa, nhiều công ty có các ngành nghề khác nhau nên đơn vị khó khăn trong khâu tổ chức. Chủ doanh nghiệp cho rằng, họ đã xây dựng thang bảng lương trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng nên cứ căn cứ vào đó mà tăng lương cho lao động, không nhất thiết phải thi tay nghề.
Theo quy định, nếu lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) thì tối thiểu mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Thực tế, doanh nghiệp thường bỏ qua 7% mức lương cho lao động qua đào tạo nghề. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp chia bậc lương ra nhiều bậc, khoảng cách ngắn hơn và mức tăng không cao. Người lao động thấy được nâng lương liên tục (có đơn vị xây dựng đến 16 bậc lương, thay vì chỉ 7 bậc như trước đây) nhưng thực tế mức tăng chênh lệch giữa các lần tăng lương không cao.
Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đóng BHXH cho lao động ở mức lương tối thiểu vùng. Vì lợi nhuận trước mắt, lao động chấp nhận và khi về hưu họ sẽ nhận mức lương thấp. Một thực tế cho thấy, thay vì cố gắng giữ lại những người có năng lực làm việc lâu dài, tạo thành một đội ngũ chuyên nghiệp, không ít doanh nghiệp trả lương thấp khiến lao động xin nghỉ việc. Cứ như vậy, doanh nghiệp vô tình trở thành trường đào tạo có trả lương cho nhân viên. Đây là một thực tế đang tồn tại mà không ít doanh nghiệp đang gặp phải.
Ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh cho biết: "Công đoàn đang tích cực hướng dẫn các cấp công đoàn, chủ động tham gia các hội đồng nâng lương, thi tay nghề, tốt nhất là cùng thương lượng ký thỏa ước lao động đảm bảo các chế độ cho người lao động. Tất nhiên, doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì lao động cũng phải chia sẻ, đồng hành. Nhưng đối với doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, song không nâng lương cho người lao động thì các ngành liên quan sẽ phối hợp thanh kiểm tra để đảm bảo lợi ích cho lao động".
Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Return to top