ClockChủ Nhật, 08/04/2018 18:44

Cá chình Moray đang được nuôi dưỡng ở Huế?

TTH.VN - Những ngày gần đây, nhiều người dân vùng biển Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh hiếu kỳ đến quán nhậu Hòn Đá ở khu du lịch biển Cảnh Dương để xem con cá chình lạ đang được nuôi dưỡng nơi đây. Phần lớn người dân trong vùng biển này cho biết họ chưa bao giờ thấy con cá chình kỳ lạ như thế, một số lão ngư thì nhận định nhiều khả năng đây là giống cá chình bông biển.

Con vật nói trên có trọng lượng gần 1,5kg, dài khoảng hơn 1m, là loài cá da trơn, mõm dài tựa mõm cá heo. Khác với những con cá chình thường thấy, con cá chình này thân màu nâu sẫm với nhiều chấm nhỏ màu trắng tựa những mảng sao băng trên nền trời đêm. Do bị đánh bắt, vận chuyển qua nhiều nơi, nhiều khâu nên trông con cá khá mệt, tuy nhiên vẫn còn sức vóc dẻo dai thường thấy của loài cá chình.

 Con cá chình ở Cảnh Dương khá giống nhóm cá chình Moray mà các nhà khoa học từng công bố

Anh Trần Minh Vũ, chủ quán Hòn Đá, người đang sở hữu con cá chình nói trên cho biết, để tạo nguồn ẩm thực phục khách, vài ngày trước, anh mua được một cặp cá chình, cả hai đều có hình thù khá lạ, nhất là con “cá chình bông biển” màu đen chấm trắng.

Anh Vũ nói rằng anh chỉ mua lại cá của một chủ thu mua hải sản và không biết đích xác con cá được bắt từ vùng biển nào, chỉ biết rằng nhiều khả năng nó xuất hiện ở vùng biển Phan Thiết, Bình Thuận hoặc một số vùng lân cận. Do thấy cá có hình thù hoa văn lạ nên anh đã chụp hình đưa lên mạng xã hội mong tìm được thông tin nhưng chưa có ai đưa ra nhận định chuẩn xác nên anh Vũ khá bối rối.

 “Chuyện người dân đánh bắt được một loài hải sản lạ nào đó nhưng sau đó không biết sự quý hiếm mà bán đi cũng là chuyện bình thường. Mình thì mua cá về để bán nhưng thấy khác lạ quá nên giữ lại vì sợ hủy hoại một sinh vật quý hiếm. Hiện mình đang xây bể để nuôi con cá chình lạ này. Hi vọng nó sống được lâu” – anh Vũ nói và cho biết đã từ chối bán khi có một vài người hỏi mua.

Thân cá chình có sắc màu lấm chấm rất đẹp với phần đầu, mõm khác lạ

Để làm rõ loài cá chình trên, chúng tôi đã gửi hình ảnh đến một số chuyên gia thủy sản, sinh học thì nhiều vị tỏ ra ngỡ ngàng, cho biết lần đầu tiên nhìn thấy và chưa đánh giá được loài cá chình lạ này.

Còn PGS.TS Võ Văn Phú, giảng viên khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học Huế, chuyên gia hàng đầu về động vật học, có nhiều năm nghiên cứu về cá cho rằng đây là loài cá chình biển, sống chủ yếu ở nước mặn và nước lợ, nhất là ở những rặng san hô.

Nhận định này khá tương đồng với một số tài liệu nghiên cứu về cá chình trên thế giới. Theo đó con “cá chình bông biển” này nhiều khả năng thuộc nhóm cá chình Moray, hay còn gọi là lươn biển (tên khoa học là Anguilliformes), cá chình răng nanh hay cá chình Moray hổ. Loài lớn nhất trong nhóm cá chình này có chiều dài thân trung bình khoảng 4m, còn chiều dài thân của loài nhỏ nhất vào khoảng 11,5cm. Chúng thường trú ngụ ở các hang hốc nhỏ và các khe nứt ở độ sâu tới 50m dưới biển, cũng như ở rặng san hô. “Muốn biết nó có nằm trong sách đỏ cấm đánh bắt hay không thì phải tra cứu thêm, tuy nhiên quan sát bằng mắt thường thì loài này không phải thuộc loài nằm trong sách đỏ Việt Nam” – PGS.TS Võ Văn Phú nhận định.

Bài, ảnh: Nhật Tín

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ

Sinh năm 1989, yêu hội họa từ thời bé, năm 2010, Lê Duy Ngọc rời quê hương Tuyên Hóa, Quảng Bình vào Huế để nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật và tìm con đường chinh phục ước mơ.

Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ
Chôn cất xác cá voi trôi dạt vào bờ biển xã Lộc Vĩnh

Sáng 2/6, chính quyền địa phương và người dân xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc phát hiện một con cá voi trôi dạt vào bờ biển Cảnh Dương và đã chết nên tiến hành chôn cất theo phong tục truyền thống của địa phương.

Chôn cất xác cá voi trôi dạt vào bờ biển xã Lộc Vĩnh
Quan tâm nuôi dưỡng nguồn nhân lực - vốn quý của doanh nghiệp

Trong Tháng Công nhân năm 2023, bám sát chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, các cấp Công đoàn tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, có tính hành động cao, hướng về cơ sở. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò của Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tạo sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với giai cấp công nhân.

Quan tâm nuôi dưỡng nguồn nhân lực - vốn quý của doanh nghiệp
Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Đại học Huế, nhóm giảng viên thuộc Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm chủ nhiệm, đã cho ra mắt công trình “Giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (NXB Hội nhà văn, 2022).

Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
Nuôi dưỡng nguồn thu, động lực trong tăng thu ngân sách

Việc thực hiện hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhằm nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững đã góp phần tạo nên những bước tiến trong thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm nay.

Nuôi dưỡng nguồn thu, động lực trong tăng thu ngân sách
Return to top