ClockThứ Hai, 30/05/2022 15:37

Các trường nghề đổi mới đào tạo

TTH - Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ đột phá hiện nay ở Thừa Thiên Huế; trong đó, hệ thống các trường nghề ở địa phương cũng “gánh vác” trọng trách không nhỏ này.

Đổi mới phương thức dạy nghề

Đầu tư cơ sở và đổi mới phương thức dạy nghề để đáp ứng yêu cầu công việc

Trường cao đẳng Du lịch Huế được xác định là đơn vị đào tạo nghề chủ lực của tỉnh với ngành nghề du lịch dịch vụ. Thời gian qua, trường đã chú trọng đào tạo nghề với những tiêu chuẩn, kỹ năng phù hợp với doanh nghiệp (DN), nhu cầu xã hội chứ không phải đào tạo những gì mà đơn vị có. Nhà trường luôn quan tâm đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, mời gọi các giảng viên là chuyên gia du lịch, nhà quản lý DN để giúp học viên tiếp cận những kiến thức mới, có tư duy sáng tạo để "nghề gắn với nghiệp" phù hợp xu thế xã hội.

Hiện nay, trường duy trì quan hệ hợp tác với các trường đào tạo có chuyên ngành du lịch ở Pháp, Bỉ, Luxembourg, Thái Lan và nhiều tổ chức quốc tế khác để tổ chức đào tạo hàng trăm học viên/năm. Học viên sau khi được đào tạo, có gần 80% tìm được việc làm phù hợp không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Trường cao đẳng Du lịch Huế còn đào tạo theo đơn đặt hàng cho các tổ chức, DN du lịch. Đa phần những trường hợp này sau khi tốt nghiệp các khóa học đã thành công, đảm nhận nhiều vị trí cao trong DN du lịch có thương hiệu lớn ở miền Trung.

So với nhiều trường cao đẳng nghề hiện nay của tỉnh, Trường cao đẳng Giao thông Huế được xem là đơn vị có cơ sở hạ tầng đào tạo nghề đồng bộ, bám sát nhu cầu đào tạo nghề trong xu thế hội nhập. Trường này đã mở thêm nhiều mã ngành với hình thức, trình độ khác nhau nhưng vẫn coi trọng phát triển ngành đào tạo về lái  ô tô, máy công trình và tàu sông.

Trong quá trình đào tạo, trường luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Cùng với áp dụng chương trình quy chuẩn, trường khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Bãi sa hình có đầy đủ các dạng địa hình theo giáo án chuẩn, diện tích rộng, cho phép nhiều xe có thể cùng luyện tập sát hạch. Ngoài các bài giảng lý thuyết, thực hành, trường còn giúp học viên đi thực tế làm quen cung đường nhằm nâng cao kỹ năng, cách xử lý các tình huống trên đường…

Những năm gần đây, chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng Giao thông Huế không ngừng nâng lên. Học viên trong, ngoài tỉnh đăng ký học ngày càng nhiều. Bình quân mỗi năm, trường tuyển sinh trên 10.000 học viên, trong đó gồm hệ trung cấp, cao đẳng và liên thông đại học...

Lãnh đạo Trường cao đẳng Giao thông Huế, ông Trương Diên Thọ chia sẻ, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, trong đó tập trung đưa ngành công nghệ ô tô trở thành nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế; ngành công nghệ kỹ thuật giao thông trở thành nghề trọng điểm quốc gia; theo đó xây dựng trường trở thành địa chỉ đào tạo nhân lực chất lượng trong khu vực và cả nước.

Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 36 cơ sở đào tạo nghề nghiệp; trong đó, có 9 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp và nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở các huyện, thị xã, TP. Huế...  đã góp phần hướng nghiệp, đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm thu nhập ổn định không chỉ tại địa phương.

Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tiềm năng, cơ hội cho các trường nghề ở Thừa Thiên Huế là rất lớn khi hiện nay tỉnh tiếp tục tập trung, thu hút các tập đoàn, DN lớn trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực công - nông nghiệp. Đây là cơ hội mà ở địa phương cung cấp nguồn nhân lực lao động lớn, có tay nghề, kỹ thuật cao. Do vậy, các trường nghề cần thích ứng, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu, tạo thế cạnh tranh, khẳng định uy tín và mang lại lợi thế cho người học...

 Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

TIN MỚI

Return to top