ClockThứ Sáu, 28/01/2022 15:56

'Chậm mở cửa trường học sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ'

Theo nhiều chuyên gia việc cho học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán là việc làm cần thiết, nhằm tránh những hệ lụy từ việc học sinh không được đến trường quá lâu.

Dự kiến học sinh trở lại trường chậm nhất vào ngày 14/2Kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường đại học Ngoại ngữBộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế triển khai mở cửa trường học đảm bảo an toànThúc đẩy mô hình khởi nghiệp ở trường đại học không chỉ dừng lại ở phong trào

Giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Gò Đen, huyện Bến Lức, Long An ôn bài cho kì thi học kì 1 năm học 2021-2022. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Đến thời điểm này, đa số địa phương trên cả nước đã lên kế hoạch cho học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo nhiều chuyên gia, đây là việc làm cần thiết, nhằm tránh những hệ lụy từ việc học sinh không được đến trường quá lâu. Nếu không chăm lo để trẻ được sớm quay lại trường học an toàn thì sẽ chịu hậu quả của cả một thế hệ và lâu dài tới hàng thập kỷ sau.

Bà Simone Vis, Trưởng Chương trình Giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, chia sẻ đại dịch COVID-19 đã dẫn đến gián đoạn học tập trên toàn cầu, tạo thành một cuộc khủng hoảng giáo dục tồi tệ nhất trong lịch sử.

Đại dịch, đóng cửa trường học không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn về tinh thần, tâm lý của trẻ em, gia tăng bạo lực gia đình, lao động trẻ em, mà còn ảnh hưởng đáng kể đến việc học tập của học sinh. Điều rõ ràng và nhức nhối là trẻ em đã học được ít hơn trong đại dịch. Sự tổn thất trong học tập này có thể khiến cả một thế hệ học sinh trên toàn cầu mất đi 17.000 tỷ USD thu nhập trong cả cuộc đời.

Bà Simone Vis nhấn mạnh những tổn thất về học tập do đóng cửa trường học vì COVID-19 là rất rõ ràng. Ngay cả khi học sinh học trực tuyến, các số liệu cho thấy, trẻ em học ít hơn, việc đóng cửa trường học cũng làm gia tăng sự bất bình đẳng. Để hạn chế tác động lâu dài của những tổn thất này, Việt Nam cần tập trung vào việc giải quyết những tổn thất đó.

UNICEF sẽ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kế hoạch phục hồi học tập. Mục tiêu của kế hoạch nhằm đảm bảo trẻ em và thanh thiếu niên được đến trường, đạt được năng lực học tập tối thiểu bằng với các thế hệ trước, khi đại dịch chưa xảy ra. UNICEF khuyến cáo các nhà trường nên dành nhiều thời gian cho học sinh thực hiện các tương tác xã hội và tiếp tục tập trung vào việc học tập cảm xúc xã hội.

Tiến sỹ Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý-Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục đã công bố số liệu đánh giá về mức độ ảnh hưởng tâm lý do dịch bệnh và học online, dựa trên kết quả nghiên cứu hơn 20.000 học sinh trên toàn quốc khi các em trải qua 6 tháng học trực tuyến.

Theo số liệu trên có 65,1% học sinh có biểu hiện stress theo nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, trung bình, đến nặng và rất nặng. Trong số này, có 32,9% học sinh ở tình trạng stress nặng và rất nặng; 41,8% học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu ở các mức độ khác nhau, trong đó có 14,3% ở mức nặng và rất rặng; 34,4% học sinh có biểu hiện rối loạn trầm cảm ở các mức độ khác nhau, trong đó có 8,3% ở mức nặng và rất rặng.

Tiến sỹ Hoàng Trung Học cho rằng một trong những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên là học sinh cần sớm được đến trường. Trẻ chỉ bình thường khi được điều hòa hoạt động. Tuy nhiên, nhà trường nên dành tuần đầu tiên để giúp trẻ thích ứng; đồng thời, tập trung hỗ trợ các vấn đề cảm xúc, hành vi của trẻ trong giai đoạn đầu.

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam, bày tỏ quan điểm: Nhiều địa phương “yên chí” vì học sinh không tới trường nhưng các em vẫn được học trực tuyến, vẫn an toàn ở nhà chống dịch. Tuy nhiên, khi đánh giá về dạy học trực tuyến, các chuyên gia có chung nhận định, hiệu quả dạy học thấp, học sinh không hoạt động tập thể, không giao tiếp trực tiếp, mất kết nối với bạn bè, thầy cô và xã hội.

Ngoài ra còn bị ảnh hưởng tới tâm lý, tới sức khỏe thể chất và tâm thần. Từ đó tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng cho người dạy và người học. Cha mẹ học sinh lo lắng, bỏ việc ở nhà hỗ trợ học cho con.

Theo ông Đặng Tự Ân, nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên do chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ về cách thức dạy học trực tuyến trong môi trường không gian số. Nói cách khác, chưa biết tận dụng và khai thác triệt để thế mạnh của môi trường không gian số vào dạy học trực tuyến. Các trường chủ yếu vẫn là điều chỉnh, thậm chí còn giữ nguyên cách dạy học trực tiếp để áp dụng cho dạy học ở môi trường không gian số.

Trong khi đó, giai đoạn chống dịch của Việt Nam đang “sang trang” mới. Từ tháng 10/2021, cả nước đã chuyển đổi chống dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Các nhà trường từng bước, linh hoạt đưa học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn bị sự níu kéo của các Nghị quyết mà không mạnh dạn, sáng tạo tìm cách cho học sinh đi học trở lại.

Nguyên nhân nữa của việc chậm trễ mở cửa trường học là chưa thấy hệ lụy của việc học sinh không tới trường quá lâu. Dịch COVID-19 mang tính toàn cầu, chưa có tiền lệ. Những trải nghiệm hay bài học buồn liên quan tới ảnh hưởng về tinh thần, vật chất của học sinh như thế nào, các nhà trường đều không biết.

Do vậy, ông Đặng Tự Ân cho rằng chúng ta phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đó là giao quyền tự chủ cho các cơ sở, đồng thời, theo sát, giúp các nhà trường tháo gỡ khó khăn, sớm có đủ quyết tâm mở cửa trường học.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top