Châu bản triều Nguyễn được công nhận là di sản tư liệu
TTH.VN - Ngày 14/5, UNESCO đã chính thức công nhận Châu bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của thế giới.
Theo thông tin từ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu (thuộc “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”).
Quyết định trên thông qua tại phiên họp thứ hai - Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2014" (MOWCAP) diễn ra ngày 14/5 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
![]() |
Giới thiệu về Châu bản triều Nguyễn tại Hà Nội năm 2012. (Ảnh: TTXVN) |
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802-1945).
Các tài liệu này được hình thành trong hoạt động của lý nhà nước dưới triều Nguyễn, bao gồm: văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản của các vua triều Nguyễn ban hành và một số văn kiện ngoại giao.
Đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho hay, các chuyên gia của MOWCAP đánh giá cao giá trị nội dung, tính xác thực, độc đáo, duy nhất và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực, quốc tế.
Đây là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lưu giữ được của một vương triều phong kiến Việt Nam, lưu giữ bút tích của các vua triều Nguyễn phê duyệt các vấn đề của đất nước.
Châu bản triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin phong phú, phản ánh mọi lĩnh vực trong xã hội dưới triều Nguyễn như chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục...
![]() |
Châu bản triều Nguyễn. (ảnh: Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước) |
Dưới triều Nguyễn, Châu bản là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử, các sách điển lệ chính thống như: "Đại Nam thực lục chính biên," "Đại Nam nhất thống chí," "Quốc triều chính biên toát yếu"...
Đó là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về triều Nguyễn và giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.
Như vậy, Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thứ tư của Việt Nam được UNESCO công nhận (sau Mộc bản triều Nguyễn-2007, 82 Bia đá Tiến sỹ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (2012).
Chương trình "Ký ức thế giới" được UNESCO khởi xướng vào năm 1992 với mục đích ghi nhận những di sản tài liệu có giá trị, mang tầm ảnh hưởng cấp quốc tế, khu vực và quốc gia; nâng cao ý thức, sự chú ý của thế giới tới việc gìn giữ các sưu tập tài liệu quý, hiếm...
Chương trình này được quản lý bởi các ủy ban ở ba cấp: quốc tế, khu vực và quốc gia.
Theo Vietnam+
- Ngày hội công nghiệp văn hóa lần đầu tiên diễn ra tại Huế (28/05)
- Ba nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi (28/05)
- Triển lãm 60 tác phẩm trúc chỉ (28/05)
- Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế (27/05)
- Đề nghị mở rộng đối tượng trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” (27/05)
- “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 17 - 19/6 (26/05)
- Viettel tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022 (26/05)
- Quảng bá thương hiệu áo dài trong cộng đồng (26/05)
-
Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
-
Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Tâm tịnh & lòng thành
- Có một người thơ nấu ăn
- Khơi nguồn sáng tạo từ trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”
- Viettel tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022
- “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 17 - 19/6
- Nami mùa cây vàng lá
- Quảng bá thương hiệu áo dài trong cộng đồng