ClockThứ Tư, 20/04/2016 13:51

Chỉ 1% cán bộ thi hành án dân sự không hoàn thành nhiệm vụ năm 2015

Theo Vụ Tổ chức cán bộ, trong những năm qua, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ trong toàn hệ thống. Trong đó, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải liên đới chịu trách nhiệm đối với những vi phạm do cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý thực hiện.
Tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn vạch ra những yếu kém, khuyết điểm của ngành thi hành án tại hội nghị mới đây (Ảnh: T.K)

Kết quả đánh giá công chức năm 2015 trong toàn hệ thống thi hành án dân sự cho thấy, 1.404/11.306 cán bộ được phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (12%), 9.127 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (80,73%), 576 cán bộ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (5%) và 93 cán bộ bị phân loại không hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 1%).

Đó là những thông tin vừa được Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đưa ra trong báo cáo mới nhất về tình hình triển khai nhiệm vụ 6 tháng qua của ngành thi hành án.

Theo Vụ Tổ chức cán bộ, trong những năm qua, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ trong toàn hệ thống. Trong đó, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải liên đới chịu trách nhiệm đối với những vi phạm do cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý thực hiện. Trên thực tế, không ít trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, thậm chí bị kỷ luật với vai trò người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm tại đơn vị hoặc cấp dưới thuộc quyền quản lý.

Riêng năm 2015, bên cạnh việc ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự đã ban hành quy trình kiểm tra công tác trong ngành nhằm bảo đảm sự thống nhất về trình tự, thủ tục kiểm tra; trực tiếp tổ chức 7 đoàn kiểm tra việc ra quyết định hoãn thi hành án, ủy thác thi hành án đối với các cơ quan. Đồng thời chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự tăng cường tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh kịp thời sai phạm và xử lý nghiêm đối với những công chức, viên chức, người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương công vụ.

Thông qua công tác kiểm tra, năm 2015, toàn hệ thống đã phát hiện và xử lý kỷ luật tổng số 82 trường hợp, trong đó: Khiển trách 39, Cảnh cáo 27, Cách chức 4, Hạ bậc lương 4, Buộc thôi việc 8 (giảm 16 trường hợp so với năm 2014). Có 5 trường hợp cán bộ thi hành án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố nhưng chủ yếu do vi phạm về an toàn giao thông, chế độ tài chính và vi phạm khác.

“Con số này mặc dù chưa thể phản ánh đầy đủ số vi phạm trên thực tế cần phải xử lý, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy, vi phạm trong hệ thống thi hành án dự có chiều hướng giảm dần, đồng nghĩa với kỷ luật, kỷ cương công vụ trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động các cơ quan trong hệ thống tổ chức THADS ngày càng được tăng lên” - đại diện Vụ Tổ chức cán bộ nhận xét.

Tổng cục Thi hành án dân sự cũng tích cực triển khai công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng tại các cơ quan thi hành án dân. “Điều này xuất phát từ đặc thù của thi hành án dân sự là công tác thường xuyên tiếp xúc và liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân, nên cán bộ làm công tác này nếu không đủ bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, kỷ cương công vụ không cao dễ bị xa ngã, mua chuộc; Chấp hành viên có quyền độc lập tương đối, thường làm việc ở cơ sở nên nếu không có cơ chế kiểm soát phù hợp, dễ dẫn đến vi phạm, tham nhũng”- Vụ Tổ chức cán bộ nhận định.

Chính vì thế, Tổng cục Thi hành án dân sự cho rằng, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, người lao động được đánh giá khách quan, sát đúng nhằm động viên, khuyến khích, đề nghị xét khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức làm việc có năng suất, hiệu quả cao nhưng cũng kiên quyết hạ bậc thi đua cũng như đề nghị xử lý kỷ luật đối với những cán bộ, công chức, người lao động làm việc kém hiệu quả, thường xuyên vi phạm kỷ luật, kỷ cương của cơ quan.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn về đảm bảo bình đẳng giới

Sáng 27/6 tại TP. Huế, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng về đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tập huấn về đảm bảo bình đẳng giới
Tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình

Sáng 30/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2004 với sự tham dự của 63 điểm cầu trong cả nước. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, ông Đào Chuẩn, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì.

Tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
Văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao

Ngày 16/5, tại buổi làm việc của Bộ Tư pháp với UBND tỉnh về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), hầu hết các VBQPPL được HĐND, UBND tỉnh ban hành đều đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và các văn bản hiện hành trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính khả thi cao.

Văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao
Return to top