ClockThứ Bảy, 22/11/2014 10:15

Chiều tím… khó hiểu

TTH - Mấy hôm nay, ở đường Nguyễn Huệ, công nhân Trung tâm Công viên cây xanh Huế tập trung xáo xới đất để dăm trồng, tạo thảm hoa Chiều tím ở các bồn cây dọc hai bên lề đường. Vậy là đơn vị cây xanh đã bắt đầu chăm sóc, tỉa tót cho thành phố ăn tết rồi đây. Nhiều người cảm kích cho tinh thần trách nhiệm đó.

Tuy nhiên, đó là về tinh thần, còn về cách làm, thì không ít người cảm thấy băn khoăn khó hiểu.

Nguyên ở các bồn cây trên, trước đây Trung tâm CVCX đã cho trồng cỏ ba lá. Sau một thời gian chăm sóc, nhiều diện tích cỏ đã sống và lan thành thảm xanh khá đẹp. Việc lựa chọn cỏ ba lá để trồng cho những vị trí trên theo chúng tôi là giải pháp hợp lý, bởi vừa tạo được sự mềm mại, mát mắt, lại có thể chống chịu được với sự giẫm đạp của người qua kẻ lại. Một số vị trí cỏ trồng bị chết, cỏ xung quanh còn chưa kịp lan tới, có thể trồng dặm, tăng cường chăm sóc là sẽ nhanh chóng có được thảm cỏ xanh hoàn hảo. Vậy nhưng thật đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, Trung tâm CVCX lại cho cuốc hết thảm cỏ đi, mang Chiều tímthay vào?
Hoa Chiều tím, hay có người còn gọi là Nhất xinh, Thạch thảo tím, được dẫn nhập về Huế cách đây ít năm. Theo quan sát của người “ngoại đạo” như tôi, đó là loài cây thân thảo, mọc thẳng, hoa hình loa kèn chia 5 thuỳ, màu tím, mỏng manh, nhanh tàn và hầu như không có hương. Hồi mới xuất hiện, loài hoa này gây được sự chú ý và được nhiều người yêu thích. Cây rất dễ sống, chỉ cần cắt cành, giâm xuống là xem như sống 100%. Cũng vì thế mà rất nhanh sau đó giống hoa này đã lan khắp chốn. Và theo quy luật, cái gì nhiều thì trở nên … nhàm. Chiều tím cũng cùng chung “số phận” như vậy. Nhiều nhà trước đây háo hức đi xin, đi mua giống về chăm bẳm, nay thì… nhổ bỏ để tránh chỗ trồng cây khác. Trong số đó có tôi.
Chiều tím thân thảo yếu ớt, lên cao một tí là oặt ẹo gãy đổ. Nay đem trồng ở các vị trí dọc theo lề đường, người qua kẻ lại, thảm hoa (nếu có) sẽ khó lòng nguyên vẹn. Thậm chí sẽ còn lổ đổ rất khó ngó. Mặt khác, những bồn cây được Trung tâm CVCX mang Chiều tím ra trồng đều bị rợp bởi hàng cây Phượng vàng đã khép tán từ nhiều chục năm nay. Là loài cây ưa sáng, nếu bị rợp sẽ khó lên, hoặc nếu lên cũng lên không đẹp, hoa cũng không nhiều, không sung mãn. Vậy nên mới nói, đưa Chiều tím thay cho thảm cỏ là một việc làm đáng tiếc và rất khó hiểu.
Không biết sau tuyến Nguyễn Huệ, Trung tâm CVCX có còn triển khai ở những tuyến nào khác không? Nếu có, rất mong hãy nghĩ lại, tham vấn thêm ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành.
Kim Nguyễn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top