ClockThứ Tư, 26/08/2015 10:04

"Tội lãng phí rất nguy hiểm, còn hơn cả tham ô"

TTH.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng lãng phí còn nguy hiểm hơn cả tham ô nên cần quy định xử lý hình sự.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đề nghị dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cần bổ sung tội lãng phí vì tính chất nguy hiểm của hành vi này.

“Tội lãng phí rất nguy hiểm, còn hơn cả tham ô. Nên quy định lãng phí bao nhiêu thì bị xử lý hình sự nếu không xảy ra rất nhiều”, đại biểu Thuyền nói.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền

Đại biểu Lê Đình Khanh - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cũng cho rằng nên đưa tội tội lãng phí vào chương tội phạm chức vụ. Bởi thực tế nhiều cái lãng phí ghê gớm do người được ngồi vào vị trí quan trọng nhưng do non kém mà gây thất thoát rất lớn.

Xử lý hình sự tội lãng phí cũng là quan điểm của đại biểu Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Thực tế cứ có dự án là làm rồi không sử dụng, để hoang hoá dẫn đến lãng phí rất lớn, khiến người dân bức xúc.

Theo đại biểu Đương, người thực hiện dự án nhiều khi biết trước công trình sẽ không được sử dụng nhưng cứ làm thì pháp luật hình sự phải can thiệp.

Cũng liên quan bổ sung tội danh mới, đại biểu Trần Văn Độ (đoàn An Giang) đề nghị thêm tội siết nợ vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) vì hiện nay những trường hợp này bị xử lý rất nghiêm khắc với tội danh cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản.

Cho rằng những người vay dùng tiền, chiếm dụng vốn của người khác xảy ra phổ biến lại được pháp luật bảo vệ tuyệt đối như vậy là không hợp lý, đại biểu Trần Văn Độ đề nghị thêm quy định tội siết nợ sẽ phù hợp hơn với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cũng đề nghị thêm tội bội tín vì “nhân dân điên đầu về chuyện cho vay rồi không trả vì người vay cứ nói đầu tư kinh doanh mất hết tiền. Có kiện dân sự cũng không biết bao giờ mới đòi được”.

Còn đại biểu Lê Đình Khanh lại đề nghị chuyển từ xử lý hình sự tội đưa hối lộ sang xử phạt hành chính. Người có chức có quyền mà nhận hối lộ phải nghiêm trị./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
Return to top