ClockThứ Ba, 11/07/2023 18:14

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh

TTH.VN - Chiều 11/7, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh phối hợp với Học viện Quốc phòng tổ chức tọa đàm trao đổi về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và tặng quà cho người nghèo A LướiĐẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Cần làm rõ cơ chế hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởThủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình “Khát vọng bình yên”

leftcenterrightdel
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi tọa đàm 

Tham dự buổi tọa đàm có Thượng tướng Trần Việt Khoa - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ; trong đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, đề án quan trọng.

Đến nay, đã hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy cho ý kiến tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 12 và dự kiến trình Hội đồng thẩm định Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2023; đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy cho ý kiến về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065;...

Liên quan đến lĩnh vực quốc phòng – an ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, trên địa bàn tỉnh, công tác đảm bảo an ninh trật tự luôn được giữ vững, đặc biệt trước những sự kiện lớn của đất nước và tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng cho biết, những tháng cuối năm, tỉnh sẽ tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào một số nhiêm vụ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2023.

leftcenterrightdel
Đại biểu đóng góp ý kiến trong công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận liên quan đến các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: Chủ trương, chiến lược phát triển để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch, y tế chuyên sâu; công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh và trong tình hình mới; vai trò cảng Chân Mây trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mô hình đô thị Huế trực thuộc Trung ương…

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thượng tướng Trần Việt Khoa - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng đánh giá cao những thành quả mà tỉnh đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

Thượng tướng Trần Việt Khoa hy vọng, tỉnh sẽ có những chính sách để kêu gọi đầu tư, việc phát triển kinh tế phải gắn với an ninh – quốc phòng.

“Về lịch sử, Thừa Thiên Huế là địa bàn cực kỳ quan trọng, hiện nay Huế đang nỗ lực phát triển, song cần phải bảo tồn di sản-văn hóa và môi trường”, Thượng tướng Trần Việt Khoa nói, đồng thời nhấn mạnh đến việc xây dựng thế trận lòng dân hợp lý để đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.   

NGỌC HIẾU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Vốn giải quyết việc làm: Vốn đúng, trúng người

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) là một trong những kênh tín dụng ưu đãi giúp người dân có thêm “cần câu” để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Vốn giải quyết việc làm Vốn đúng, trúng người
Chú trọng đến EPR

EPR là cụm từ nói về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trách nhiệm này đang được xem là mô hình hiệu quả để thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH); trong đó vai trò doanh nghiệp được thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh, sạch.

Chú trọng đến EPR
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
Return to top