ClockThứ Sáu, 04/10/2019 12:48

Tọa đàm, hội thảo Luật Biên phòng Việt Nam

TTH.VN - Đó là nội dung hội nghị do Bộ Quốc phòng tổ chức tại TP. Huế vào sáng 4/10. Hội nghị do Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Phó Trưởng ban Thường trực Ban soạn thảo Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo BĐBP Quân khu 4, Quân khu 5 và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP.Đà Nẵng.

Bộ Công an nói về dự thảo Nghị định Luật An ninh mạngNgày 8/6, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nhiều dự thảo Luật, Nghị quyếtLũy thép biên phòng toàn dânLuật Biên giới Quốc gia

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu tại hội nghị

Đến nay, hồ sơ dự thảo Luật BPVN cơ bản được chỉnh lý, bổ sung, từng bước hoàn thiện. Theo đó, dự thảo Luật BPVN gồm 7 chương, 32 điều, quy định phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động biên phòng; hoạt động cơ bản về biên phòng; lực lượng BĐBP; hợp tác quốc tế và phối hợp thực thi hoạt động biên phòng; đảm bảo thực thi hoạt động biên phòng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của các cá nhân về hoạt động biên phòng.

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật BPVN để nâng cao hiệu quả xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về phát huy vai trò của người dân, các cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ biên giới. Đồng thời, đầu tư nguồn lực xây dựng biên giới phát triển; chế độ, chính sách đảm bảo hoạt động bảo vệ biên giới và nghĩa vụ của công dân tham gia bảo vệ biên giới; đầu tư trang thiết bị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ biên giới. Ngoài ra, một số ý kiến đóng góp về những nội dung cụ thể tại các điều của Dự thảo Luật...

Phát biểu kết luận hội nghị, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết, thiết thực của các đại biểu. Trên cơ sở các ý kiến tham luận, Ban soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến để hoàn chỉnh toàn bộ dự thảo Luật, làm nổi bật nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của BĐBP.  Ban soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Quốc hội, Bộ Tư pháp… để tranh thủ ý kiến chuyên gia, có sự đóng góp chuyên sâu, phù hợp với thực tiễn công tác xây dựng, bảo vệ biên giới, sớm hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo luật trình Chính phủ vào tháng 1/2020 và lấy ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10/2020.

Tin, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

Trong 2 ngày 25 - 26/10, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024) với chủ đề “Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21”.

Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Return to top