ClockThứ Tư, 26/06/2024 06:46

Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo

TTH - “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” và “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” là 2 dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân, thực hiện các mô hình vẫn còn chậm, chưa nhiều.

Nông dân vùng cao dám nghĩ, dám làmĐiền Hương “thoát” xã đặc biệt khó khănĐồng bộ các giải pháp giảm nghèo

Nhiều hộ nghèo ở A Lưới thoát nghèo nhờ mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò phát triển sinh kế 

Kết quả thực hiện chưa cao

Dự án 2 "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" và Tiểu dự án 1 "Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp" của Dự án 3 "Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng" của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (gọi tắt Chương trình) được đề xuất phân bổ kinh phí trong 2 năm 2022 và 2023 hơn 68,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương. Kinh phí này hỗ trợ: Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt. Đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Dự án 2 "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" được nguồn ngân sách trung ương phân bổ năm 2022 là 17,067 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2023, lũy kế giải ngân được hơn 5,736 tỷ đồng, đạt 33,6%. Nguồn đối ứng của người dân đến cuối năm 2023 giải ngân được hơn 3,75 tỷ đồng/6,6 tỷ đồng, đạt 56,7%. Năm 2023, nguồn ngân sách trung ương phân bổ 31,75 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đến cuối năm 2023 giải ngân được 2,3 tỷ đồng, đạt 7,2%.

Từ năm 2021 đến nay, các địa phương đã thẩm định, phê duyệt 67 mô hình, dự án thuộc Dự án 2. Trong đó có 27 mô hình nuôi bò, 24 mô hình nuôi gà, 11 mô hình nuôi lợn, 5 mô hình hỗ trợ ngư, lưới cụ. Có 764 hộ tham gia các mô hình, gồm: 25 hộ làm kinh tế giỏi, 341 hộ nghèo, 306 hộ cận nghèo, 92 hộ mới thoát nghèo với tổng kinh phí thực hiện gần 27 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hơn 15,6 tỷ đồng, đối ứng của người dân tham gia hơn 11,3 tỷ đồng).

Việc thực hiện Tiểu dự án 1 "Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp" được ngân sách trung ương phân bổ năm 2022 hơn 5,4 tỷ đồng, đã được giải ngân đến cuối năm 2023 đạt 26,4%. Ngân sách trung ương phân bổ năm 2023 hơn 14 tỷ đồng được giải ngân đến cuối năm 2023 đạt 9,9%.

Với tiểu dự án này, từ năm 2021 đến nay, các địa phương đã thẩm định, phê duyệt 33 mô hình, dự án cho 235 hộ tham gia, với tổng kinh phí thực hiện gần 8,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hơn 4,9 tỷ đồng; đối ứng của người dân tham gia hơn 3,56 tỷ đồng).

Việc triển khai thực hiện dự án, mô hình đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo thời gian qua chưa đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cơ chế, chính sách và hướng dẫn sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí cơ bản chậm được tháo gỡ. Hơn nữa, các địa phương đa phần triển khai các dự án, mô hình chăn nuôi gà, bò, chưa đa dạng hóa hình thức, mô hình, vật nuôi... và khi kết thúc chăn nuôi, bán sản phẩm thì rất ít hộ tham gia dự án, mô hình tiếp tục thực hiện tái đàn, dẫn đến chưa mang lại hiệu quả cao.

Xác định nguyên nhân để gỡ vướng

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững tỉnh, ngoài các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, năng lực và trình độ nhận thức, tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số... còn có những nguyên nhân khác ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện công tác giảm nghèo.

Khi bắt tay rà soát, chọn đối tượng triển khai mô hình, dự án, các đơn vị đầu mối, chủ trì nhận thấy đặc thù đối tượng thụ hưởng, tham gia các dự án, mô hình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo nên trình độ, nhận thức, kinh nghiệm sản xuất, khả năng đối ứng còn hạn chế. Các hộ dân về tâm lý thường chọn dự án "dễ, an toàn", "đơn giản", "quen thuộc", chưa mạnh dạn chọn các dự án, mô hình mang tính đột phá, sáng tạo... Bên cạnh đó, nhiều nơi chưa có doanh nghiệp và HTX tham gia chủ trì đối với các dự án liên kết.

Chương trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều thay đổi về đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ, cơ chế quản lý Chương trình so với giai đoạn trước; số dự án, tiểu dự án thành phần nhiều hơn; cơ chế quản lý chặt chẽ hơn. Vì vậy, các cấp, các ngành phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai một cách bài bản, kỹ lưỡng so với giai đoạn trước.

Để tháo gỡ từng bước các vướng mắc, khó khăn, đến đầu năm 2024, tỉnh đã ban hành quy định cụ thể về định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ để thực hiện các mô hình, danh mục hỗ trợ. Hiện nay, nhiều địa phương như Phú Vang, Hương Thủy, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, Nam Đông... đang hoàn thiện các bước để triển khai các mô hình hỗ trợ về các đối tượng thụ hưởng. Ông Trần Nhơn Mâng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Vang cho biết, sau một thời gian bị gián đoạn để "gỡ vướng", khoảng tháng 7 tới, địa phương sẽ triển khai một số mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò, gà, lợn, hỗ trợ ngư lưới cụ... về các hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo thực hiện.

Điều quan trọng nhất là việc giám sát suốt quá trình và "hậu đánh giá" nhằm để sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Từ đó tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm ăn để thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top