ClockThứ Hai, 26/03/2018 16:13

Luxembourg tài trợ 2 triệu Euro cho dự án thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Ngày 26/3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao ký quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư “Thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Quỹ Năng lượng và Khí hậu Luxembourg – Bộ Phát triển bền vững và Hạ tầng Luxembourg tài trợ.

Tăng cường hợp tác quốc tế để phòng chống thiên tai hiệu quả hơnChủ động trước mùa mưa bãoChuyển đổi cơ cấy cây trồng thích ứng biến đổi khí hậuBảo vệ an toàn hồ chứa trong mùa mưa bão

Mục tiêu chính của dụ án nhằm tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với các rủi ro và thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu ở các xã đầm phá ven biển. Trong ảnh: Sạt lở bờ biển Phú Thuận - Phú Vang

Dự án được thực hiện tại 29 xã của các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và năng lực ứng phó; mở rộng giáo dục môi trường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ thiết lập một hệ thống giám sát phù hợp và sẵn sàng tiếp cận trực tiếp nguồn tài chính hỗ trợ lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Dự án còn thực hiện các công trình hạ tầng chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu ở khu vực dự án; tăng cường các phương pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia cộng đồng và các cơ quan, địa phương liên quan; hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm canh tác hữu cơ.

Mục tiêu của dự án góp phần thực hiện các mục tiêu của tỉnh và trung ương về tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của hệ thống tự nhiên và con người theo tinh thần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Biến đổi Khí hậu và Tăng trưởng xanh 2016 của Chính phủ và Kế hoạch Hành động Biến đổi Khí hậu của Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Đặc biệt là tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với các rủi ro và thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu ở các xã đầm phá ven biển.

Tổng ngân sách dự án khoảng 2,3 triệu Euro (gần 55,5 tỷ đồng); trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại 2 triệu Euro, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 300.000 Euro.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
Châu Á - Thái Bình Dương:
Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (16/8) cho hay, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chi nhánh khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã cam kết các khoản đầu tư và cho vay ở mức cao kỷ lục tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm tài chính 2024.

Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024
Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên trang web của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo đó, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas, các chuyên gia phát triển của ADB, đồng thời là tác giả của bài viết cho rằng, tăng cường đầu tư vào khả năng phục hồi khí hậu đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương như châu Á và Thái Bình Dương.

Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu

TIN MỚI

Return to top