ClockThứ Tư, 23/10/2024 12:00

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

TTH - Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Xóa nghèo ở Thủy Xuân: Đúng địa chỉ, hiệu quả nhanhGiảm nghèo từ tín dụng ưu đãiHướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

 Một mô hình giảm nghèo bền vững hiệu quả

Để công tác giảm nghèo bền vững đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm các địa phương đã rà soát mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhu cầu hỗ trợ của hộ nghèo, hộ cận nghèo về vốn, mô hình sinh kế, học nghề, giải quyết việc làm... để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Tính đến ngày 16/10/2024, UBND các xã, thị trấn đã rà soát 1.663/2.217 hộ nghèo, cận nghèo. Qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ, trong đó 358/477 hộ cận nghèo; 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm).

Theo ông Trần Gia Công, TUV, Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV huyện Phú Vang: Công tác GNBV là nhiệm vụ xuyên suốt, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, vươn lên của người dân. Thời gian qua, các thành viên ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể, ban giảm nghèo các xã, thị trấn đã vào cuộc quyết liệt với những cách làm hay, sáng tạo. Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác GNBV; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, dự án, chương trình về giảm nghèo. Theo đó, kết quả giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2022 - 2024, huyện đã giải ngân vốn sự nghiệp gần 11 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 50%; giải ngân vốn đầu tư phát triển gần 14 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 68%. Đối với các dự án năm 2024, UBND huyện đã phân bổ gần 4,5 tỷ đồng, bao gồm 31 dự án cho các xã, thị trấn để triển khai thực hiện. Hiện nay, UBND huyện đã phê duyệt 20/31 dự án với tổng kinh phí phê duyệt gần 3 tỷ đồng.

Trong những chuyến về địa bàn đi thực tế, chúng tôi có dịp nhìn tận mắt những hộ gia đình nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh vốn trước đây là hộ cận nghèo, hộ nghèo, hộ khó khăn, đã vươn lên thoát nghèo, thoát khó bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, với “điểm tựa” là sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, sự hỗ trợ về chính sách tín dụng ưu đãi. Nhiều mô hình kinh tế đã phát huy rất tốt hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn, như mô hình cơ sở may gia công tại xã Vinh Hà; mô hình cơ sở làm ruốc, nước mắm tại các xã Phú Hải, Phú Thuận...

Có những người từng lầm lỡ, được tạo điều kiện vay vốn tín dụng chính sách, “tiếp sức” trên con đường hoàn lương. Họ đã nỗ lực làm lại cuộc đời, vươn lên để có kinh tế vững vàng, cuộc sống ổn định, đồng thời đóng góp cho xã hội. Điển hình là trường hợp anh N.V.Đ (xã Vinh Hà) nay là ông chủ của xưởng may gia công gồm 15 máy may, máy vắt sổ và tạo công việc cho 16 lao động, với mức thu nhập mỗi lao động tầm 8 triệu đồng/tháng.        

Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện, có 869 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ vay vốn theo chính sách tín dụng ưu đãi, với tổng số tiền 60.450 triệu đồng, “nối dài” thêm những “trở mình” của từng gia đình, địa phương trên toàn huyện. Từ các nguồn huy động từ Ủy ban MTTQVN tỉnh, huyện và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, Phú Vang đã triển khai hỗ trợ xây mới, sửa chữa 27 nhà, kinh phí 865 triệu đồng, hỗ trợ người dân an cư để yên tâm lao động sản xuất, vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cùng với huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể xã hội để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, Phú Vang luôn thực hiện chương trình GNBV gắn với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; quan tâm hỗ trợ cho các hộ nghèo không có khả năng lao động và hộ nghèo có công với cách mạng.

Yếu tố con người là rất quan trọng. Ông Trần Gia Công nhấn mạnh, Phú Vang sẽ tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”.

“Người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo địa phương tiếp tục nâng cao trách nhiệm, nỗ lực hơn nữa, tận tâm hơn nữa trong công tác giảm nghèo; người dân trên địa bàn phát huy tinh thần chủ thể, cùng chung tay góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả huyện xuống còn 1,9% vào cuối năm 2024” - Bí thư Huyện ủy Phú Vang, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV huyện chia sẻ. 

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, huyện Phú Lộc đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp gắn với tình hình thực tế từng địa phương, từng hộ gia đình để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo
Chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng Đảng

Ngày 4/10, tại tỉnh Điện Biên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng 9 tháng và phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối của năm 2024 khu vực Vụ Địa bàn VI. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Thị Hiền và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tô Duy Nghĩa chủ trì Hội nghị.

Chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát trong công tác xây dựng Đảng
Return to top