ClockThứ Hai, 04/12/2023 07:24

Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719

TTH - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án (DA) thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch do còn gặp nhiều bất cập về cơ chế, đòi hỏi chính quyền phải có những giải pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mớiThêm cơ hội cho đồng bào thoát nghèoTriển khai Tiểu Dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” ở A Lưới

 Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (ở giữa) cùng lãnh đạo địa phương kiểm tra, giám sát các dự án thuộc Chương trình MTQG tại huyện A Lưới

Nhận diện những bất cập

Qua thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án (DA) thuộc Chương trình MTQG 1719.

Để xử lý vấn đề vướng mắc về văn bản, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đôn đốc chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tổng hợp, tiếp thu phản ánh của địa phương và nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Một số nội dung không thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ đã được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo khẩn trương trình, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn...

Tại huyện A Lưới, còn nhiều vướng mắc thuộc tiểu DA 1, DA 3 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Nguồn vốn Trung ương cấp nhiều hơn so với nhu cầu thực tế tại địa phương. Cụ thể, nguồn vốn Trung ương cấp hơn 50 tỷ đồng, nhưng khả năng giải ngân chỉ được khoảng 8 tỷ đồng.

Về nội dung đầu tư hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu DA 2, DA 3, đa số các loại cây dự kiến trồng tại địa bàn huyện A Lưới theo thông báo lựa chọn chủ trì liên kết như sâm Bố Chính, cà gai leo đều không đáp ứng các yêu cầu tại Điều 8 Thông tư 12/2023/TT-BYT ngày 6/6/2023 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung tại một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT.

Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc tiểu DA 2, DA 3, do đang chờ nghị quyết của HĐND tỉnh quy định định mức hỗ trợ 1 DA phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, DA phát triển sản xuất cộng đồng. Các địa phương đang ban hành các thông báo mời thầu hoặc tổ cộng đồng đăng ký phương án, kế hoạch phát triển sản xuất để được phê duyệt. Dự kiến kế hoạch triển khai từ quý IV năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, ông Nguyễn Văn Hải cho biết: 2023 là năm thứ hai giải ngân vốn thực hiện Chương trình. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều kế hoạch, văn bản để triển khai thực hiện. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện các DA.

“Huyện cũng đã gửi những kiến nghị của địa phương trình UNBD tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh cùng các ban, ngành liên quan nhằm nhìn nhận rõ những bất cập, kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Chính phủ và Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì Chương trình đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, nhưng tiến độ triển khai trong thực tế vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra”, ông Hải cho hay.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Đảng bộ, chính quyền huyện A Lưới đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn, bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời, sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các DA thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định. Cụ thể, đầu năm 2024, một số các công trình hiện nay đang chậm tiến độ sẽ đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo kế hoạch đề ra.

“Huyện sẽ bám sát các văn bản hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình theo hướng đổi mới cách thức, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể trong việc thực hiện Chương trình, qua đó nâng cao ý thức tự giác, chủ động nắm bắt cơ hội vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các chính sách hỗ trợ cho các xã, các hộ gia đình để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả”, ông Hải thông tin.

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, đơn vị cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tại cơ sở để kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn phát sinh tại cơ sở từ đó đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, nguồn vốn thực hiện Chương trình. Thông qua đó, báo cáo, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai bảo đảm tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, đúng quy định pháp luật hiện hành. Đây là hoạt động rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các DA thuộc Chương trình MTQG 1719.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024
Lo chuyện nước

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Lo chuyện nước
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top