ClockThứ Sáu, 03/05/2019 10:29

Thêm sinh kế, sớm thoát nghèo

TTH - Thông qua hỗ trợ sinh kế bằng con giống, vật nuôi…, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Phú Vang là điển hình trong việc trao “cần câu”, giúp người nghèo tự lực vươn lên.

Bàn giải pháp giúp xã Hồng Trung, huyện A Lưới giảm nghèoSáu triệu người thoát nghèo

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh trao gà giống cho các hộ nghèo tại Phú Vang

Quan trọng là ý chí vươn lên

Chúng tôi có dịp theo chân cán bộ Mặt trận huyện Phú Vang tham gia chương trình hỗ trợ sinh kế cho người nghèo tại xã Phú Dương đầu tháng 4 vừa qua. Nhiều người dân không giấu nổi sự háo hức nên đến đây từ rất sớm. Nhìn những ánh mắt mong chờ tràn đầy hy vọng, tôi nhận ra khao khát thoát nghèo sau bao năm vật lộn kiếm cái ăn, cái mặc của người dân nơi đây. Dịp này, Ủy ban MTTQVN huyện Phú Vang hỗ trợ 5.000 con gà giống, tổng trị giá hơn 120 triệu đồng cho 50 hộ nghèo thuộc 4 xã (Phú Mỹ, Phú An, Phú Hồ, Phú Xuân).

Nâng niu bội gà giống vừa nhận được, bà Trương Thị Tâm (thôn Sư Lỗ Đông, xã Phú Hồ) cho hay, gia đình sẽ nỗ lực chăm sóc đàn gà chóng lớn, khỏe mạnh, sớm xuất chuồng để có thêm vốn xoay vòng tiếp tục đầu tư chăn nuôi. Nhờ cán bộ Mặt trận xã tư vấn, định hướng nên gia đình bà Tâm quyết định theo nghề chăn nuôi để cải thiện kinh tế.

Đến thăm gia đình chị Dương Thị Trang (thôn Di Đông, xã Phú Hồ) cũng là hộ nghèo, được hỗ trợ gà giống năm 2018 nay kinh tế gia đình chị được cải thiện. Đây là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi chồng mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình dần khánh kiệt do phải đóng viện phí, mua thuốc men. Với đàn gà được Mặt trận hỗ trợ, cùng với sự giúp đỡ của các đoàn thể địa phương trong việc tạo điều kiện cho vay vốn, chị đã xuất chuồng được gần 80 con, số còn lại giữ làm giống.

Ông Dương Văn Phú, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Phú Hồ cho biết, gia đình chị Trang là điển hình nỗ lực vươn lên, dự kiến sẽ chính thức thoát nghèo vào cuối năm nay. Năm 2018, đơn vị hỗ trợ 1.000 con gà giống từ nguồn của Mặt trận huyện và 10 con bò từ nguồn vận động xã hội hóa trị giá 100 triệu đồng cho các hộ nghèo. Các trường hợp hỗ trợ được khảo sát kỹ lưỡng, có ý chí vươn lên thoát nghèo và đảm bảo sức lao động để đảm đương.

Trao “cần câu”

Theo ông Nguyễn Văn Hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Phú Vang, nguồn hỗ trợ cho bà con không lớn nhưng tạo sinh kế lâu dài, tạo động lực cho người dân tự lực vươn lên thoát nghèo thay vì trông chờ vào các nguồn hỗ trợ vật chất.

Với chủ trương ưu tiên trao “cần câu”, năm 2018, Mặt trận huyện Phú Vang đã hỗ trợ 3.000 con gà giống, 11 con bò giống, 16 heo nái… với tổng số tiền trên 182 triệu đồng cho các hộ nghèo. Đồng thời, đơn vị còn duy trì và quản lý nguồn Quỹ “Vì người nghèo” hơn 390 triệu đồng, cho 116 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất ở 12 xã, thị trấn từ năm 2010 đến nay. Những việc làm trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 6,7% xuống còn 5,6% vào năm 2018.

Ông Hóa chia sẻ, khi hỗ trợ sinh kế cho người dân, cán bộ Mặt trận nắm rõ từng hoàn cảnh khó khăn để đưa ra hướng hỗ trợ phù hợp. Như trường hợp vợ chồng anh Trần Thương sinh 5 người con trú tại thôn Thanh Mỹ, xã Phú Diên bao nhiêu năm vẫn loay hoay thoát nghèo. Mặt trận huyện hỗ trợ gần 25 triệu đồng mua sắm thuyền và ngư lưới cụ bởi đây là hướng thoát nghèo phù hợp. Nhờ vậy, gia đình anh Thương khấm khá hơn hẳn và cũng cam kết không sinh thêm con để tập trung phát triển kinh tế.

Việc hỗ trợ kỹ thuật giúp các hộ nghèo chăn nuôi hiệu quả cũng không kém phần quan trọng. Mặt trận huyện đã phối hợp với Trạm Thú y huyện mở các lớp kỹ thuật, phương pháp chăn nuôi gà, heo. Ngoài ra, cán bộ Mặt trận luôn đồng hành cùng người dân để cầm tay chỉ việc, truyền đạt kinh nghiệm.

“Thời gian tới, Mặt trận huyện Phú vang sẽ tiếp tục phát huy mô hình hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo. Trong đó, chú trọng khảo sát thông qua hình thức họp khu dân cư và bình xét, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh”, ông Nguyễn Văn Hóa cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn 2,2-2%, tỉnh xác định phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho người dân là giải pháp hữu hiệu nhất.

Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp
Tạo “kế” để thoát nghèo

Phường Thuận Lộc (TP. Huế) có 39 hộ nghèo, trong đó có nhiều người không có khả năng lao động vì khuyết tật, bệnh hiểm nghèo, người cao tuổi nên gặp nhiều khó khăn trong việc thoát nghèo bền vững. Vì vậy, phường đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện lộ trình đến cuối năm 2024 giảm từ 15- 20 hộ nghèo.

Tạo “kế” để thoát nghèo
Return to top