ClockThứ Bảy, 22/12/2018 13:03

Từ 1/7/2019, hàng triệu người được hưởng mức BHXH mới cao hơn ​

Từ 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng, mức hưởng chế độ BHXH bắt buộc với người lao động cũng sẽ tăng.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2019Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Tại Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2019.

Kể từ ngày 1/7/2019, tiền lương tháng tối đa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là 29.800.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở mới); mức hiện hành là 27.800.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở hiện hành). Do đó, theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức hưởng chế độ BHXH bắt buộc với người lao động cũng sẽ tăng theo mức lương cơ sở mới cho phù hợp. Cụ thể, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 447.000 đồng (mức hiện hành là 417.000 đồng).

Với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng); trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày bằng: 372.500 đồng (mức hiện hành là 347.500 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; 596.000 đồng (mức hiện hành là 556.000 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Cũng theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động:
Hệ lụy và những nỗi đau - Bài 2: Giải pháp xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Trước thực trạng trốn đóng, chậm đóng các loại hình bảo hiểm ngày càng nhiều, cũng như trường hợp chủ sử dụng lao động (SDLĐ) không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) do phá sản, ngừng hoạt động, bỏ trốn…, BHXH tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý các đơn vị nợ.

Hệ lụy và những nỗi đau - Bài 2 Giải pháp xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội
Return to top