ClockThứ Hai, 09/10/2023 07:31

Bác Hồ mãi trong trái tim đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Những ngày cuối tháng 9/2023, bà con đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống trên địa bàn xã Thượng Quảng (Nam Đông) được nhận món quà quý mà Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 trao tặng, đó là ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với đồng bào Cơ Tu, đây không chỉ là món quà lớn, ý nghĩa, mà còn chan chứa tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

"Trái tim quả đất" - những "thước phim" sống động, chân thực về Bác Hồ

 Phó Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 – Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Trần Hồng Quế trao ảnh Bác Hồ đến đồng bào Cơ Tu

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Quảng, Hồ Văn Bông cho biết, địa phương là xã xa nhất của huyện Nam Đông. Toàn xã có 589 hộ, với 2.322 nhân khẩu, gồm đồng bào người Kinh và Cơ Tu sinh sống.

Tuy còn những khó khăn nhất định, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; tinh thần đoàn kết, thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ nhau, nên cuộc sống người dân trong xã từng bước đổi thay đáng ghi nhận. Thượng Quảng còn 37 hộ nghèo, nhưng với quyết tâm cao, xã đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Phó Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 – Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Trần Hồng Quế chia sẻ: “Đến với bà con dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Thượng Quảng nói riêng và Nam Đông nói chung, chúng tôi không chỉ tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS, mà mong người dân đồng bào DTTS nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Những món quà mà chúng tôi mang đến cho bà con tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa; những bức ảnh Bác Hồ kính yêu sẽ là động lực, ý chí quyết tâm của bà con đồng bào DTTS nơi đây vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.

Ngược dòng lịch sử, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông luôn một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng, đóng góp lương thực, thực phẩm, nuôi bộ đội, cùng bộ đội đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhiều gia đình đã nhường từng hạt muối, lon gạo cuối cùng cho cách mạng.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đông, Mai Văn Dũng trò chuyện: “Bao đời nay, đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông; trong đó, có xã Thượng Quảng vẫn duy trì truyền thống lập bàn thờ để thờ Bác Hồ như người cha, người ông của mình và luôn đặt ảnh Bác nơi trang trọng nhất trong nhà.

Vào dịp ngày mất, ngày sinh nhật của Bác hay ngày Quốc khánh, các gia đình Cơ Tu thắp hương, đơm hoa quả trên bàn thờ Bác Hồ như một lời tri ân, nhắc nhở con cháu về lịch sử hào hùng của dân tộc.

“Cuộc sống còn những khó khăn, nhưng bà con một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ mãi luôn được bà con trân quý, đặt trang trọng ở vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà. Đó cũng là cách để bà con học và làm theo tấm gương của Bác. Dù khó khăn, nhưng phải biết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống” ông Hồ Văn Tưa, dân tộc Cơ Tu, trú tại thôn 2, xã Thượng Quảng tâm sự.

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, nhiều năm trở lại đây, với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành, địa phương, diện mạo nông thôn và đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Nam Đông tiếp tục có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế không ngừng được nâng lên.

Mục tiêu cao nhất mà Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị ở Nam Đông đặt ra là, xây dựng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2024. Muốn vậy, rất cần sự chung tay, góp sức; sự đóng góp tích cực của toàn thể bà con trong toàn huyện.

Nam Đông có 6 xã định canh định cư; trong đó, có hàng nghìn hộ dân đồng bào DTTS Cơ Tu đã tự nguyện đổi thành họ Hồ của Bác Hồ. Đồng bào luôn một lòng vững tin theo Đảng và nhớ ơn Bác Hồ...
Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top